Warren Buffett và 10 vụ đầu tư huyền thoại xây dựng đế chế Berkshire Hathaway

Warren Buffett được biết đến như “Nhà hiền triết xứ Omaha”.  Sự nghiệp lẫy lừng của ông gắn liền với những thương vụ đầu tư đầy ấn tượng. Không chỉ mang lại lợi nhuận khổng lồ mà còn góp phần xây dựng nên danh tiếng của tập đoàn Berkshire Hathaway.

HOLD.VN sẽ điểm qua 10 vụ đầu tư lớn nhất của Warren Buffett. Từ những khoản đầu tư chiến lược vào các công ty hàng đầu thế giới đến những thương vụ mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp đưa ông tới vị trí Top #6 người giàu nhất thế giới với tài sản ước tính 133.0 tỷ USD tính đến tháng 4/2024.

Thông qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cách tiếp cận đầu tư của Buffett. Những yếu tố then chốt dẫn đến thành công vượt bậc của ông trên thị trường chứng khoán.

Vụ đầu tư #1: GEICO

Warren E. Buffett và thương vụ Geico
Warren E. Buffett và thương vụ Geico
  • Thời gian: 1976
  • Giá mua: 45.7 triệu đô la mua lại 51% cổ phần (1976 – 1980), 2.3 tỷ đô la mua tiếp phần còn lại vào năm 1996
  • Khối lượng: 1.99 triệu cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi (19.42 triệu đô la) và 1.29 triệu cổ phiếu phổ thông (4.12 triệu đô la)
  • Giá bán: Vẫn nằm trong Berkshire Hathaway 
  • Lợi nhuận: Hàng chục tỷ đô la và liên tục tăng lên.

Quá trình:

GEICO là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ bảo hiểm ô tô tư nhân của Mỹ có trụ sở tại Chevy Chase, Maryland. Đây là công ty bảo hiểm lớn thứ hai tại Hoa Kỳ, sau State Farm.

GEICO được thành lập vào năm 1936 tại San Antonio, Texas, bởi Leo Goodwin Sr.

Ban đầu, GEICO chủ yếu tập trung vào khách hàng là những những nhân viên chính phủ liên bang và một số hạng mục của sĩ quan quân đội. 

  • Năm 1948, ngân hàng đầu tư Lorimer Davidson gia nhập công ty và mở rộng nhóm đầu tư. 
  • Năm 1951, cổ phiếu của GEICO được Warren Buffett lần đầu tiên mua vào. 
  • Năm 1976 – 1980: 51% cổ phần của GEICO được Warren Buffett mua lại với giá 45.7 triệu USD. 
  • Năm 1996: Warren Buffett chi 2.3 tỷ USD để mua tiếp phần cổ phiếu còn lại của GEICO. 

Tính cho đến nay, tổng số cổ phiếu của GEICO được Buffett mua vào là 1.99 triệu cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi và 1.29 triệu cổ phiếu phổ thông. 

Vụ đầu tư #2: Buffalo Evening News

From Butler to Buffett - Murray B. Light
From Butler to Buffett – Murray B. Light
  • Thời gian: 1977 – nay
  • Giá mua: 35 triệu USD
  • Khối lượng: 100% cổ phần
  • Giá bán: Hiện tại là một phần của Berkshire Hathaway
  • Lợi nhuận: Ít nhất gấp 15 lần

Quá trình:

Trước khi có internet, một thị trấn chỉ có một tờ báo là một độc quyền kinh tế. Buffalo Evening News đã gặp khó khăn nhưng Buffett và Munger nhìn thấy tiềm năng lâu dài.

Để đạt được kỳ vọng như mong muốn thì đã mất năm năm thất vọng và thua lỗ. Đã có những lúc Buffett muốn bỏ cuộc; ông chuẩn bị tinh thần mất 35 triệu USD. Nhưng vào những thời điểm tối tăm nhất, Charlie Munger đã kéo Buffett trở lại, để họ cố gắng thêm một lần nữa.

Bằng sự kiên trì, họ đã tạo ra một doanh nghiệp trong thập kỷ 1980  đem lại cho Berkshire hơn ba lần số tiền đã bỏ ra.

Thậm chí tốt hơn trong thập kỷ 1990 với gần 300 triệu USD được gửi về Berkshire để đầu tư vào nơi khác. Không tồi cho một vụ đầu tư 35 triệu USD.

Vụ đầu tư #3: Nebraska Furniture Mart

Warren Buffett và Rose Blumkin
Warren Buffett và Rose Blumkin
  • Thời gian: 1983
  • Giá mua: 55 triệu USD
  • Khối lượng: 90% cổ phần
  • Giá bán: Hiện tại là một phần của Berkshire Hathaway
  • Lợi nhuận: Đến năm 1993, lợi nhuận trước thuế của NFM đạt 21 triệu USD. Tương đương với tỷ suất lợi nhuận 34% trên giá trị ban đầu 61 triệu USD và vẫn tiếp tục tăng lên cho đến nay.

Quá trình:

Rose Blumkin thành lập công ty Nebraska Furniture Mart năm 1937. Bà đã cùng con cháu của mình gây dựng và tạo nên thương hiệu bán lẻ nội thất lớn nhất nước Mỹ.

Warren Buffett đã để mắt đến Nebraska Furniture từ rất lâu trước khi quyết định mua lại công ty này, ít nhất là từ một năm trước. Ông đã ca ngợi Nebraska Furniture là “một công ty có tình hình kinh doanh thực sự rất tốt”.

Vào năm 1983 Warren Buffett đã mua lại 90% công ty nội thất Nebraska Furniture Mart với giá 55 triệu USD. Đến năm 1993, lợi nhuận trước thuế của NFM đạt 21 triệu USD. Tương đương với tỷ suất lợi nhuận 34% trên giá trị ban đầu 61 triệu USD và vẫn tiếo tục tăng lên cho đến nay.

Vụ đầu tư #4: Capital Cities-ABC-Disney

Buffett - Disney
Buffett – Disney
  • Thời gian: 1986 – 2000
  • Giá mua: 517.5 triệu đô la
  • Khối lượng: 18% cổ phần sau sáp nhập của Capital Cities và ABC. Sau đó chuyển thành 3.5% Disney
  • Giá bán: Hơn 3.8 tỷ đô la
  • Lợi nhuận: Hơn 600%

Berkshire Hathaway năm 1986: 

  • Giá cổ phiếu: 2.440 – 3.710 đô la
  • Giá trị sổ sách: 2.073 triệu đô la
  • Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu: 1.808 đô la

Quá trình:

Vụ đầu tư này hình thành từ một mối quan hệ ban đầu là tình bạn và sự tôn trọng sâu sắc. Tiếp đến là sự xác nhận chắc chắn về trí tuệ kinh doanh. Được chứng minh bằng con số lợi nhuận và mức hoàn vốn cao khủng khiếp đạt được tại Capital Cities. 

Khi đó, Buffett đã nhiều năm thất vọng vì không thể đầu tư vào đế chế kinh doanh tài năng và chất lượng này. 

Sau 15 năm, cuối cùng Buffett cũng tìm được cách để có những lợi ích tài chính khi là một đối tác kinh doanh. Ông làm vậy bằng cách cam kết đầu tư số vốn lớn nhất mà Berkshire Hathaway từng đổ vào một công ty. Berkshire đã vượt xa nền tảng 22 triệu đô la ban đầu khi Buffett nắm quyền kiểm soát chỉ hai thập kỷ trước. 

Và đến năm 1986, Berkshire hoàn toàn có thể phân bổ 517.5 triệu đô la vốn chỉ cho một khoản đầu tư. 

Berkshire – Capital Cities là vụ đầu tư đầu tiên tác giả đề cập trong phần này và vụ đàu tư thứ hai liên quan khá nhiều đến vụ đầu tư đầu tiên. Cụ thể là Berkshire mua 18% số lượng cổ phiếu mới phát hành của Capital Cities vào năm 1986. Chính vụ đầu tư này đã tạo dòng tiền giúp bổ sung vốn cần thiết để hoàn thành vụ đầu tư mua lại ABC với giá 3.5 tỷ đô la.

Tiếp đó là vụ đầu tư thứ ba: Disney mua toàn bộ các cổ phiếu ở Capital Cities/ABC năm 1996. Cho phép BH (Berkshire Hathaway) thoái vốn với 1.3 tỷ đô la để đầu tư ở nơi khác và 1.2 tỷ đô la giá trị cổ phiếu Disney

Bên cạnh đó, BH còn có một khoản lợi nhuận khác từ việc bán cổ phiếu Capital Cities trước đó. 

Vụ đầu tư #5: Scott Fetzer

Scott Fetzer - Warrent Buffett 2019
Scott Fetzer – Warrent Buffett 2019
  • Thời gian: 1986
  • Giá mua: 315 triệu USD
  • Khối lượng: 100%
  • Giá bán: Hiện tại là một phần của Berkshire Hathaway
  • Lợi nhuận:  Scott Fetzer đã phân phối trên 100% phần tiền lãi của nó cho Berkshire, trong khi đồng thời tiếp tục tăng lợi nhuận

Quá trình: 

Tháng Một năm 1986, Buffett trả 315 triệu đô la tiền mặt để mua Scott & Fetzer. Một tập đoàn gồm 21 công ty nhỏ, bao gồm cả nhà sản xuất máy hút bụi Kirby và bách khoa toàn thư World Book. Cho tới thời điểm đó, đây là một trong những vụ đầu tư lớn nhất của Berkshire. Vượt qua sự mong đợi của Buffett.

Đó là mô hình của một tổ chức có lợi nhuận trên vốn lớn nhờ phát hành cổ phiếu và có số nợ không đáng kể. Và là một trong những đặc điểm mà Buffett ưa thích. 

Thực tế, ông tính toán rằng, khoản lợi nhuận trên vốn của Scott Fetzer sẽ dễ dàng đặt nó vào top 1% trong bảng xếp hạng Fortune 500.

Scott Fetzer đã phân phối trên 100% phần tiền lãi cho Berkshire, trong khi đồng thời tiếp tục tăng lợi nhuận. 

Vụ đầu tư #6: Fechheimer Brothers

Fechheimer Brothers Company 1909
Fechheimer Brothers Company 1909
  • Thời gian: 1986
  • Giá mua: Không được công bố 
  • Khối lượng: 100%
  • Giá bán: Hiện tại là một phần của Berkshire Hathaway
  • Lợi nhuận: tạo ra lợi nhuận ổn định dựa trên vị thế trên thị trường

Quá trình: 

Fechheimer Brothers, thành lập năm 1842, là nhà sản xuất đồng phục có trụ sở tại Cincinnati, Ohio. 

Công ty chuyên sản xuất đồng phục cho quân đội, cảnh sát, lính cứu hỏa và các dịch vụ an ninh công cộng khác. 

Berkshire Hathaway đã mua lại vào năm 1986 và tiếp tục hoạt động dưới sự sở hữu của tập đoàn.

 Fechheimer Brothers có dòng tiền ổn định và vị thế mạnh trong thị trường.

Vụ đầu tư #7: Salomon Brothers 

Ghi chú của Warren Buffett trong cuộc gọi năm 1987 với Gutfreund về Salomon Brothers
Ghi chú của Warren Buffett trong cuộc gọi năm 1987 với Gutfreund về Salomon Brothers
  • Thời gian: 1987
  • Giá mua: 700 triệu USD
  • Khối lượng: mua cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của Salomon Brothers và trở thành cổ đông lớn nhất tại ngân hàng đầu tư này với tỷ lệ sở hữu 12%
  • Giá bán: Năm 1997, công ty bảo hiểm Travelers mua lại Salomon Brothers với định giá 9 tỷ USD. Khoản đầu tư 700 triệu USD của Berkshire Hathaway trước đây giờ có giá 1,7 tỷ USD
  • Lợi nhuận: 2,4 lần 

Quá trình:

Salomon Brothers được thành lập vào năm 1910 bởi ba anh em người Do Thái là Arthur, Herbert và Percy Salomon với số vốn ban đầu 5.000 USD. Cha của ba anh em cũng là một người môi giới chứng khoán.

Năm 1987 CEO Gutfreund phải khẩn khoản mời Warren Buffett rót tiền. Ông không muốn Salomon bị một tay chơi sừng sỏ là Ronald Perelman thâu tóm. Một nhóm cổ đông tại Nam Phi đang muốn bán lượng lớn cổ phiếu Salomon và Ronald Perelman định mua lại để nắm quyền kiểm soát.

Warren Buffett đã đồng ý chi 700 triệu USD để mua cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của Salomon. Trở thành cổ đông lớn nhất tại ngân hàng đầu tư này với tỷ lệ sở hữu 12%.

Đến 1991, Salomon bị cho là đã gây ra một đợt “bán non” trong phiên đấu giá trái phiếu Kho bạc hồi tháng 5/1991. 

Giám đốc phòng trái phiếu Paul Mozer, đã vi phạm quy định đấu thầu trái phiếu Kho bạc nhiều lần trong năm 1990 và 1991.

Chỉ trong vài ngày sau khi thông tin về sai phạm đấu thầu trái phiếu được được công bố, giá cổ phiếu Salomon sụt 25%, từ 36 USD còn 27 USD/cp.

6h45 sáng ngày 16/8/1991, CEO Gutfreund của Salomon Brothers gọi điện tới nhà của Warren Buffett và thông báo về ý định từ chức vì bê bối đã vỡ lở.

7h45, ông gọi lại cho ban điều hành của Salomon đồng ý làm CEO và chủ tịch tạm quyền cho đến khi cuộc khủng hoảng được dàn xếp ổn thỏa.

ít phút trước giờ cuộc họp Bộ Tài chính Mỹ gọi điện. Báo Salomon sẽ bị cấm tham gia các đợt đấu thầu trái phiếu Kho bạc cho tài khoản tự doanh cũng như thay mặt cho khách hàng.

Warren Buffett hiểu rằng án phạt này sẽ báo hiệu sự diệt vong của Salomon Brothers. 

Việc bị cấm tham gia thị trường trái phiếu Kho bạc sơ cấp không trực tiếp gây ra thiệt hại kinh tế quá khủng khiếp. Nhưng nó sẽ khiến cho cả thế giới mất niềm tin vào Salomon.

Buffett dốc sức cố gắng thuyết phục chính phủ Mỹ rút lại hoặc thay đổi một phần lệnh cấm.

Vị tân chủ tịch nhấn mạnh quy mô khổng lồ và hoạt động rộng khắp toàn cầu của Salomon. Cảnh báo với Bộ trưởng Tài chính rằng nếu ngân hàng phá sản, cả hệ thống tài chính sẽ tan tành.

Đúng 14h30 chiều, hàng trăm phóng viên đã tập trung đông đủ cho buổi họp báo. Warren Buffett đang ngồi đợi với các thành viên HĐQT khác của Salomon.

Vừa lúc đó, Jerome Powell, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính gọi điện cho Buffett báo: Salomon sẽ bị cấm mua trái phiếu Kho bạc thay cho khách hàng. Nhưng vẫn được đấu thầu trái phiếu cho tài khoản của chính mình.

Chiều cuối tuần 18/8/1991, Salomon đã thoát hiểm trong gang tấc nhưng những thách thức trước mắt vẫn còn chồng chất.

Salomon không bị truy tố hình sự như Paul Mozer nhưng đã phải chịu án phạt kỷ lục 290 triệu USD. Còn Warren Buffett đã làm việc không lương để lập lại lòng tin của cơ quan quản lý, nhà đầu tư cũng như các đối tác khác vào Salomon.

Năm 1997, công ty bảo hiểm Travelers mua lại Salomon Brothers với định giá 9 tỷ USD. Vụ đầu tư 700 triệu USD của Berkshire Hathaway trước đây giờ có giá 1,7 tỷ USD, đúng là không thể nhân ba như Warren Buffett dự đoán. Sang năm 1998, Travelers sáp nhập với Citicorp và Berkshire không còn nắm cổ phần nào trong Salomon.

Vụ đầu tư #8: Coca-Cola

Muhtar Kent và Warren Buffett tại đại hội cổ đông thường niên Coca-Cola
Muhtar Kent và Warren Buffett tại đại hội cổ đông thường niên Coca-Cola
  • Thời gian: 1988 đến nay
  • Giá mua: 1.299 triệu đô la (1988 – 1994) 
  • Khối lượng: 7.8% vốn cổ phần (tăng lên 9.4% do công ty mua lại cổ phiếu quỹ) 
  • Giá bán: Vẫn là một phần của Berkshire Hathaway ngày nay
  • Lợi nhuận: Gấp 20 lần

Quá trình:

Warren Buffett đã ngưỡng mộ công ty Coca-Cola kể từ khi sáu tuổi. Ông mua các lốc gồm sáu chai Coca-Cola với giá 25 xu. Sau đó bán lại từng chai với giá 5 xu ở khu vực xung quanh Omaha và cho khách du lịch ở hồ Okoboji, Iowa. Tuy vậy, trong 52 năm sau đó ông đã chọn không mua một cổ phần nào trong công ty này.

Tình hình thay đổi vào những năm 1980. Buffett và Munger nghĩ rằng giá trị nội tại đang tăng mạnh mẽ. Trong khi giá cổ phiếu phản ứng với tốc độ đủ chậm để cho phép biên độ an toàn tăng lên.

Thay đổi lớn này đến từ hai nhân vật chủ chốt điều hành Coca-Cola, Don Keough và Roberto Goizueta. Họ đã chứng minh bằng số liệu trên các báo cáo tài chính. Thông qua chiến lược định vị thương hiệu rằng công ty đang xây dựng và nuôi dưỡng một mô hình kinh doanh rất mạnh. 

Đồng thời đào sâu và mở rộng được hàng rào chắn bảo vệ mô hình kinh doanh đó. Trên thực tế, lợi thế cạnh tranh này mạnh đến mức Buffett phân loại Coca-Cola là công ty rất hiếm thấy. Một loại đầu tư “tốt nhất để sở hữu”.

Buffett và Munger nhận thấy rằng sức mạnh định giá của Coca-Cola lớn đến mức lợi nhuận chủ sở hữu sẽ tăng lên khủng khiếp. Nếu công ty mở rộng sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, hệ thống phân phối ở Mỹ và các nơi khác vẫn sẽ được duy trì. Và ít nhất Coca-Cola vẫn sẽ duy trì tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng là 20 – 30% khi sản lượng tăng gấp đôi, gấp ba hoặc bốn lần. 

Berkshire Hathaway đã gom mua được 1.3 tỷ đô la cổ phiếu Coca-Cola sau khi hoàn thành đợt mua vào năm 1994. Sau khi đã tích lũy được hàng triệu cổ phiếu và nhận về 88 triệu đô la vào năm 1995. Thu nhập cổ tức từ Coca-Cola ngày càng tăng và không hề bị gián đoạn trong một khoảng thời gian dài. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong giai đoạn 1995 – 2018 là 8.9%. Năm 2018, cổ tức chi trả lên tới 624 triệu đô la. 

Giá trị chiết khấu của dòng tiền mặt khởi điểm là 88 triệu đô la. Tốc độ tăng trưởng trong các năm tương lai ổn định ở mức 8.9% với 2.8 tỷ đô la là một vụ đầu tư giá trị có đủ biên độ an toàn

Vụ đầu tư #9: Borsheims

Buffett tại Borsheims 1989
Buffett tại Borsheims 1989
  • Thời gian: 1989
  • Giá mua: không công bố
  • Khối lượng: 100% 
  • Giá bán: hiện là công  ty con của Berkshire Hathaway
  • Lợi nhuận: thông tin cụ thể về lợi nhuận từ vụ đầu tư mua lại Borsheims không được công khai rộng rãi. Việc mua lại này đã mang lại lợi ích tài chính đáng kể cho Berkshire Hathaway. 

Borsheims đã trở thành một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của Berkshire. Góp phần vào các sự kiện cổ đông thường niên, tạo ra giá trị dài hạn và củng cố mối quan hệ với cổ đông.

Quá trình:

Borsheims là một cửa hàng trang sức cao cấp bán trang sức tinh xảo, đồng hồ, nhẫn đính hôn và đồ trang trí nội thất tại Omaha, Nebraska.

Năm 1870, người nhập cư Na Uy và thợ bạc Louis Borsheims thành lập doanh nghiệp trang sức độc lập của mình. Sau này được biết đến với tên Borsheims.

Năm 1989, Warren Buffett mua lại phần lớn cổ phiếu của Borsheims, biến nó thành một phần của công ty mẹ, Berkshire Hathaway. Hiện nay, Borsheims được lãnh đạo bởi Karen Goracke, người trở thành chủ tịch và CEO vào năm 2013. Cửa hàng duy trì một kho hàng bao gồm hơn 50.000 món trang sức và đồng hồ.

Vụ đầu tư #10: Gillette, Procter & Gamble, Duracell

CEO Gillette - Colman Mockler (phải) dùng bữa tối với Warren Buffett
CEO Gillette – Colman Mockler (phải) dùng bữa tối với Warren Buffett
  • Thời gian: 1989
  • Giá mua: 600 triệu USD
  • Giá bán: thời điểm P&G mua lại Gillette thì giá trị cổ phần lúc đó là 5,1 tỷ USD
  • Lợi nhuận: Tăng 8 lần

Warren Buffett đã có vụ đầu tư vào Gillette thông qua công ty Berkshire Hathaway của ông. Đầu tư vào Gillette là một trong những vụ đầu tư nổi tiếng của Buffett. Là một ví dụ điển hình cho chiến lược đầu tư dài hạn của ông vào các công ty có thương hiệu mạnh và lợi nhuận ổn định.

Berkshire Hathaway bắt đầu đầu tư vào Gillette vào năm 1989. Buffett đã nhận thấy tiềm năng của Gillette trong thị trường dao cạo và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Thương hiệu mạnh mẽ và sự thống trị của Gillette trong ngành công nghiệp này đã thuyết phục Buffett rằng đây là một khoản đầu tư tốt.

Vào năm 2005, Gillette được Procter & Gamble mua lại trong một giao dịch trị giá khoảng 57 tỷ đô la. Vụ đầu tư này đã mang lại lợi nhuận lớn cho Berkshire Hathaway, và Buffett đã ca ngợi sự hợp nhất này là một bước đi chiến lược xuất sắc.

Đến năm 2014, Warren Buffett bán lại lượng cổ phiếu Procter & Gamble để mua Duracell . Phương thức giao dịch này sẽ giúp giảm thiểu tổng số tiền thuế mà Berkshire Hathaway phải trả.

Cũng trong một phần của thỏa thuận này, Procter & Gamble sẽ đầu tư thêm 1,7 tỷ USD vào Duracell để tái cơ cấu vốn.

Tổng kết

Trong cuộc đời trải dài hàng thế kỷ, Warren Buffett đã thực hiện rất nhiều quyết định và thương vụ đầu tư. Nhưng 10 thương vụ đầu tư được kể trên là những thương vụ lớn nhất, đáng chú ý nhất mà chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ nó.

Dưới đây là bảng Danh mục lớn nhất theo hồ sơ Biểu Mẫu 13F mới nhất từ Berkshire Hathaway:

Cổ phiếuCông tySố tiền (triệu $)% Danh mục
AAPLApple Inc.135,360.940.8%
BACBank of America Corporation39,165.711.8%
AXPAmerican Express Company34,520.210.4%
KOThe Coca-Cola Company24,472.07.4%
CVXChevron Corporation19,398.95.8%
OXYOccidental Petroleum Corporation16,118.74.9%
KHCThe Kraft Heinz Company12,015.93.6%
MCOMoody’s Corporation9,696.02.9%
CBChubb Limited6,717.62.0%
DVADaVita Inc.4,983.01.5%
CCitigroup Inc.3,493.71.1%
KRThe Kroger Co.2,856.50.9%
VRSNVeriSign, Inc.2,428.70.7%
VVisa Inc.2,315.70.7%
LSXM.KThe Liberty SiriusXM Group1,945.60.6%
MAMastercard Incorporated1,919.90.6%
COFCapital One Financial Corporation1,856.80.6%
AMZNAmazon.com, Inc.1,803.80.5%
AONAon plc1,368.30.4%
NUNu Holdings Ltd.1,277.90.4%
ALLYAlly Financial Inc.1,177.10.4%
CHTRCharter Communications, Inc.1,112.80.3%
SNOWSnowflake Inc.989.90.3%
LSXM.AThe Liberty SiriusXM Group972.80.3%
TMUST-Mobile US, Inc.855.60.3%
4.9/5 - (8 bình chọn)