Tâm sự Con Trend 05: Cá mập, cá voi, Sói già và dòng tiền lớn

Cá mập, Cá voi, Sói già và… dòng tiền lớn là một yếu tố không thể thiếu khi giao dịch trên thị trường tài chính.

Cá mập, Cá voi, Sói già được hiểu là những cá nhân nhà đầu tư giao dịch chuyên nghiệp với mức vốn lớn và một khi thực hiện giao dịch, mức giao dịch có lẽ bằng nhiều người làm việc cả đời và tích luỹ.

Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, Tôi thấy bên TCBS có thống kê số liệu này. Nhưng rất đáng tiếc là không thể trích xuất và đáng tiếc hơn nữa là nó… mất đi mỗi ngày. Cũng phải thôi vì để ghi log dữ liệu này trên 1 cổ phiếu thanh khoản lớn trong 1 tháng sẽ cần một nguồn tài nguyên khủng khiếp lắm. Nhưng tiếc, vì chưa có cách nào có thể lưu trữ nó lại. Nếu có, sẽ có rất – rất nhiều cách để khai thác nguồn dữ liệu này dành cho mục đích giao dịch.

Tạm bỏ qua vấn đề trên, phần tiếp theo Tôi muốn cùng các bạn nhìn vào một lĩnh vực khác là giá Vàng vì thực tế đây cũng là một loại tài sản phụ thuộc nhiều vào cung cầu và chịu tác động mạnh bởi các dòng tiền lớn. (Bitcoin chúng ta sẽ đánh giá sau).

Vấn đề Tôi muốn chia sẻ trong nội dung này đó là:

Liệu Dòng tiền lớn có là một yếu tố có thể tác động làm giá của loại tài sản biến động.

Để giải quyết vấn đề này, Tôi sẽ lấy số liệu từ một loại tài sản có tính thanh khoản toàn cầu, có sự tham gia giao dịch của mọi tầng lớp trong xã hội. Từ chính phủ, tổ chức, cá nhân… không phân biệt giàu – nghèo. Miễn có tiền là có thể tham gia vào thị trường này một cách hợp pháp.

Đó là Vàng.

Và một trong các nhân tố chủ chốt với số liệu được thống kê với các chu kỳ có tần suất cao như Ngày – Tuần – Tháng – Quý – Năm đó là các Quỹ Gold ETFs hỗ trợ bởi Vàng vật chất.

Tổng quan

Trước tiên chúng ta sẽ đánh giá tổng quan về mối tương quan giữa giá và hành vi mua bán từ tất cả các Quỹ Gold ETFs trên toàn cầu theo biểu đồ dưới đây:

Tương quan Giá Vàng và hành động Mua - Bán từ Quỹ Gold ETFs
Tương quan Giá Vàng và hành động Mua – Bán từ Quỹ Gold ETFs

Cột trái là khối lượng tính bằng Tấn. Cột phải là Giá (biểu đồ 2 trục Y). Chúng ta hãy chú ý vào các thời điểm xuất hiện các đợt mua Vàng rất lớn từ các Quỹ:

T7/2019 – T11/2020

Giai đoạn này xảy ra 2 sự kiện chính: Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung lần 1 và Đại dịch COVID-19.

Hai yếu tố này gây ra một rủi ro cực lớn tới nền kinh tế, thậm chí là tính mạng của người dân trên toàn cầu.

Kết quả là Giá Vàng tăng mạnh từ khoảng $1200/oz tới $2075/oz. Các Quỹ trong thời gian này cũng mua ròng với khối lượng trung bình khoảng 15-20 tấn mỗi tuần. Đây là khối lượng mua trung bình lớn nhất từ các quỹ trong suốt chiều dài lịch sử của Vàng.

T11/2020 – T10/2023

Giai đoạn này dù có các yếu tố bất ổn và rủi ro như cuộc chiến Nga – Ukraine nhưng đây lại là giai đoạn Quỹ bán nhiều hơn mua. Có lẽ là quá trình chốt lời, kéo theo việc Giá vàng có cú điều chỉnh từ $2075 về $1600/oz.

T10/2023 tới hiện tại

Là giai đoạn có nhiều biến cố, trong đó hai biến cố chính là Cuộc chiến ở dải Gaza và việc Trump đắc cử nhiệm kỳ hai, sau đó công bố chính sách Thuế đối ứng với các đối tác thương mại.

Tuy nhiên, các Quỹ thực tế vẫn tiếp tục bán Vàng cho tới tháng 2-2024. Họ chỉ quay trở lại mua Vàng khi cuộc đua từ các ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ bắt đầu phân cực và rõ ràng.

Cho tới khi Trump ngày càng chiếm ưu thế, thì Quỹ tiếp tục mua với khối lượng lớn. Mức trung bình mua hàng tuần trong giai đoạn này cũng đạt khoảng 13 – 18 tấn mỗi tuần.

Kết quả là Giá Vàng tiếp tục đà tăng từ $1800 lên $3500/oz.

Tất nhiên, trong quá trình này còn có sự tham gia của các Ngân hàng Trung Ương. Nhưng đặc thù là công bố dự trữ Vàng từ các Quốc gia và ngân hàng trung ương không được thực hiện thường xuyên, định kỳ. Nên để biết và thấy rõ tác động chỉ có thể nhìn trong dài hạn. Đó là một nhân tố chủ chốt nữa mà nếu có dịp, Tôi sẽ cùng bàn tiếp ở các bài viết sau.

Cá mập SPDR Gold Share

Bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào một Quỹ Gold ETFs lớn trên toàn cầu là SPDR Gold Share.

Tại thời điểm viết bài Viết này, SPDR đang nắm giữ khoảng 921 tấn Vàng.

SPDR Gold Share lớn cỡ nào?

Nếu bạn thắc mắc: 921 tấn Vàng thì có gì mà lớn để phải theo dõi nó và đưa ra quyết định?

OK!

Vậy hãy xem xét danh sách 10 quốc gia đang dự trữ Vàng nhiều nhất thế giới dưới đây:

CountryQ1 25
United States of America8,133.46
Germany3,351.28
Italy2,451.84
France2,437.00
Russian Federation2,332.74
China2,292.31
Switzerland1,039.94
India879.60
Japan845.97
Turkey623.92

Yeah! Với mức nắm giữ khoảng 921 tấn, thì SPDR hiện đang nắm một lượng Vàng nhiều hơn khoảng 200 quốc giá khác nắm giữ (so với từng quốc gia) và đặt vào bảng trên thì SPDR Gold Share sẽ phải nằm ở Top 8.

921 tấn trên sẽ tương đương:

Đơn vịSố lượng
Tính theo tấn921
Tính theo Ounces29.611.896
Tính theo USD95.630.441.596
Tính theo VND2.457.702.349.017.200

95,6 tỷ USD là giá trị hiện tại của Quỹ được báo cáo trực tiếp bởi quỹ ngày 19/05/2025

Khoảng hơn 2,4 triệu tỷ VNĐ gấp đôi so với vụ Đại án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát ở Việt Nam.

Bằng với Tổng tài sản Ngân hàng Vietinbank, nhiều hơn 300 ngàn tỷ so với TTS Vietcombank và chỉ thua Tổng tài sản BIDV (2,8 triệu tỷ) hihi.

Hành động SPDR Gold Share và Giá Vàng

Bây giờ Tôi muốn cùng bạn tham khảo biểu đồ Tôi xác lập dưới đây:

Hành động Quỹ SPDR Gold Share và thay đổi Giá Vàng 52 tuần gần nhất
Hành động Quỹ SPDR Gold Share và thay đổi Giá Vàng 52 tuần gần nhất

Thay đổi về giá biểu đồ dạng Stepline khi so sánh với Hành động của SPDR trong 52 tuần gần nhất.

Phương pháp tính như sau:

  • Hành động bán: Mức nắm giữ cuối tuần – Nắm giữ đầu tuần \<0
  • Hành động mua: Mức nắm giữ cuối tuần – Nắm giữ đầu tuần >0
  • Thay đổi về giá: Giá đóng cửa tuần hiện tại – Giá đóng cửa tuần trước đó. Nếu lớn hơn 0 là tăng và ngược lại.

Biểu đồ Stepline thay đổi về giá cũng tạo ra các cột nhưng có thể bọc cả các hành động vào trong phản ánh chi tiết những thay đổi về giá.

Và rõ ràng có một mối tương quan thuận với tỷ lệ rất cao trong thay đổi về giá và hành động của SPDR Gold Share.

Chúng ta có thể biện luận rằng Giá và hành động từ các Quỹ, ngân hàng trung ương có thể có một mối tương quan thuận vì mục tiêu chung từ các Quỹ và Ngân hàng là lợi nhuận.

Từ phân tích tổng quan và chi tiết Quỹ SPDR Gold Share phía trên, giờ đây chúng ta có thể hiểu được rằng:

Thực sự có mối tương quan giữa hành động của các Quỹ và Giá của loại tài sản được đề cập.

Hay:

Dòng tiền lớn là một yếu tố có thể tác động làm giá của loại tài sản biến động.

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu bạn là một Trader toàn thời gian, và bạn có một cuốn sổ nhật khý bạn có quyền dùng sự hỗ trợ từ AI để lọc ra các vùng giá mà ở đó xuất hiện các hành động lớn. Nhưng việc này sẽ rất mất thời gian vì bạn phải theo dõi và chụp màn hình như dưới đây:

TCBS đang phân loại giao dịch theo dòng tiền lớn
TCBS đang phân loại giao dịch theo dòng tiền lớn

Tôi hi vọng có một bên nào đó cho chúng ta xuất ra dữ liệu này để theo dõi, phân tích và tìm kiếm cơ hội trong đó.

Cá nhân Tôi có thói quen theo dõi hành vi này của các mã cổ phiếu trong danh mục đầu tư tại các thời điểm then chốt để sử dụng cho mục đích phân tích kỹ thuật sau đó. Sẽ vô cùng hiệu quả và hữu ích.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Viết thư cho chúng tôi qua hello@hodl.vn. Hoặc thảo luận trên Zalo, Discord, Youtube, Facebook.