PORTFOLIO

Danh sách cổ phiếu của Tô là các mã cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong rổ cổ phiếu mà Tô đang nắm giữ. Danh mục này được chia sẻ với mục đích hỗ trợ các bạn mới đầu tư chứng khoán hiểu về cách cơ cấu danh mục cơ bản.

Danh mục

Cổ phiếu DVP

CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) được thành lập năm 2002 theo quyết định của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam. Vốn điều lệ khi thành lập Công ty là 100 tỷ đồng, do các cổ đông sáng lập gồm: Cảng Hải Phòng chiếm 51% cùng một số pháp nhân khác và cán bộ công nhân viên Cảng Hải phòng. Hoạt động chủ yếu của DVP là khai thác cảng biển và xếp dỡ hàng hóa; kinh doanh vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng; mua bán và cho thuê các loại máy, thiết bị, phụ tùng, vật tư ngành khai thác cảng.

Cảng Đình Vũ là cảng container chuyên dụng có nhiều tiềm năng. Cảng nằm trong khu công nghiệp Đình Vũ, một khu vực trọng điểm kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng của Hải Phòng. Cảng là đầu mối đưa đón hàng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Cảng Đình Vũ có ưu thế cạnh tranh để phát triển cảng biển và logistics với diện tích 24 ha. Với 2 cầu tàu chiều dài 425m, cảng có khả năng tiếp nhận tàu từ 20,000 DWT đến 40,000 DWT.

Mã cổ phiếuDVPGiá mua trung bình38,500 đ
Doanh thu585 tỷBVPS34,570 đ
Lợi nhuận ST283 tỷP/B tại giá mua0.69
EPS (đ)7,084 đBeta0.65
P/E tại giá mua6,48 lầnNợ/VCSH8.17%
E/P tại giá mua16.67%Giá kỳ vọng55,000 – 63,000 đ
Thời gian HODL2 năm +Dự kiến nắm giữTăng mức nắm giữ, không bán
Bảng thông số Cổ phiếu DVP đang nắm giữ

Cổ phiếu TCL

Năm 2007, Công ty cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng được thành lập, là công ty con của Công ty Tân Cảng Sài Gòn – Bộ Quốc Phòng và là một trong hai doanh nghiệp khai thác và cung cấp dịch vụ xếp dỡ, kho bãi, logistic tại cảng Cát Lái. Năm 2009, cổ phiếu của công ty được niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE. Công ty kinh doanh chính trong các lĩnh vực như Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô, đường thủy nội địa; Dịch vụ Logistics; Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; Đại lý vận tải đường biển; Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa; Dịch vụ khai thuê hải quan; Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế; Kinh doanh bất động sản; Dịch vụ cho thuê kho bãi, cho thuê văn phòng; Sửa chữa, đóng mới, mua bán container, rơ mooc.

  • Thị phần trong hoạt động xếp dỡ tại cảng vào khoảng 40%.
  • Xếp dỡ container: Máy móc thiết bị chuyên dụng hiện đại. Sản lượng trung bình khoảng 600,000 Teus/tháng.
  • Khai thác cảng: ICD Tân Cảng Nhơn Trạch với diện tích khai thác: 145,000 m2, chiều dài cầu tàu: 160m; Cảng Tân Cảng 128 Hải Phòng, Diện tích khai thác: 160,000 m2,Chiều dài cầu tàu: 295m.
  • Dịch vụ đóng rút: Bến đóng rút 125 Cát Lái, Diện tích khai thác: 15,000 m2, Năng suất đóng rút: 350 cont/ngày đêm; Đóng rút container hàng lạnh tại depot Tân Cảng Mỹ Thủy, Diện tích khai thác: 5,000 m2, Năng suất đóng/rút: 100 cont/ngày đêm; Bến đóng gạo Tân Cảng – Nhơn Trạch, Diện tích khai thác: 12,000 m2, Năng suất đóng/rút: 150 cont/ngày đêm.
  • Kinh doanh khai thác Depot: Tổng diện tích khai thác bãi trên 200,000 m2, dung lượng thiết kế khoảng 20,000 Teus.
Mã cổ phiếuTCLGiá mua trung bình20,071 đ
Doanh thu585 tỷBVPS16,832 đ
Lợi nhuận ST283 tỷP/B tại giá mua1.19
EPS (đ)4,118 đBeta0.52
P/E tại giá mua4,87 lầnNợ/VCSH50.98%
E/P tại giá mua20,52%Giá kỳ vọng45,000 – 50,000 đ
Thời gian HODL3 năm+Dự kiến nắm giữChỉ tăng tỷ trọng, không bán
Bảng thông số Cổ phiếu TCL đang nắm giữ

Cổ phiếu POW

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam được thành lập năm 2007. Năm 2019, cổ phiếu POW giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). PV Power đang quản lý vận hành 07 Nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt là 4,205 MW, gồm điện khí, than và thủy điện. Hàng năm, PV Power cung cấp lên lưới điện Quốc gia khoảng 21 tỷ Kwh, chiếm 13-15% sản lượng điện thương phẩm Quốc gia, đứng vị trí thứ 2 sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tất cả các nhà máy điện của PV Power đều sử dụng công nghệ tiên tiến và máy móc thiết bị từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới như Siemens, GE/Alstom, Toshiba.

  • Sở hữu 04 nhà máy điện khí của PV Power là Nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhà máy điện Nhơn Trạch 1&2 có công nghệ hiện đại, hiệu suất cao. Công suất lắp đặt của các nhà máy điện khí là 2,700 MW.
  • Công suất lắp đặt chiếm gần 6% trong tổng công suất nguồn của hệ thống, 11% tổng sản lượng điện thương phẩm của cả nước (tính đến hết năm 2020).
  • Tổng công ty sở hữu dự án nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 – đây là 02 nhà máy sử dụng khí LNG nhập khẩu để sản xuất điện tại Việt Nam.
Mã cổ phiếuPOWGiá mua trung bình8910 đ
Doanh thu28,235 tỷBVPS13,290 đ
Lợi nhuận ST2322 tỷP/B tại giá mua0.67
EPS (đ)1,105đBeta1.32
P/E tại giá mua11.6 lầnNợ/VCSH71.09%
E/P tại giá mua8.62%Giá kỳ vọng16,200 – 18,500 đ
Thời gian HODL2.5 tháng+Dự kiến nắm giữ3 – 5 năm
Bảng thông số Cổ phiếu POW đang nắm giữ

Cổ phiếu EVF

Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 2,500 tỷ đồng. Năm 2018, cổ phiếu EVF giao dịch trên thị trường UPCOM. Công ty hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực chính bao gồm Huy động vốn; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. Công ty có tại trụ sở Hà Nội và 2 chi nhánh ở Đà Nẳng, TP.HCM. Ngoài ra, công ty cũng tiếp cận, cung cấp dịch vụ tới các tỉnh trên toàn quốc.

EVF đứng thứ 2 về quy mô vốn điều lệ với 3,500 tỷ đồng trong 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động.

Năm 2023 dự kiến EVF sẽ tăng gấp đôi quy mô vốn điều lệ thông qua việc Phát hành cổ phiếu với giá không thấp hơn 11.000đ/cp để trở thành Công ty tài chính có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam.

Mã cổ phiếuEVFGiá mua trung bình6,630đ
Doanh thu919 tỷBVPS12,348đ
Lợi nhuận ST366 tỷP/B tại giá mua0.69
EPS (đ)1,105đBeta0.65
P/E tại giá mua6 lầnNợ/VCSH
E/P tại giá mua16.67%Giá kỳ vọng12500đ – 14000 đ
Thời gian HODL2.5 tháng+Dự kiến nắm giữ3 – 5 năm
Bảng thông số Cổ phiếu EVF đang nắm giữ

Cổ phiếu NAB

Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB) được thành lập Ngày 22/08/1992 với vốn điều lệ ban đầu là 05 tỷ đồng theo Giấy phép hoạt động số 0026/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các lĩnh vực hoạt động:

  • Cho vay chiết khấu, cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá
  • Nhận tiền chuyển về của Western Union
  • Dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài
  • Tiền gửi ký quỹ, tiền gửi thanh toán…
Mã cổ phiếuNABGiá mua trung bình7,800 đ
Doanh thu12,966 tỷBVPS15,629đ
Lợi nhuận ST1,807 tỷP/B tại giá mua0.50
EPS (đ)2134 đBeta1.70
P/E tại giá mua3.66 lầnNợ/VCSH92.66%
E/P tại giá mua27.36%Giá kỳ vọng12500đ – 14000 đ
Thời gian HODL2.5 tháng+Dự kiến nắm giữ3-5 năm
Bảng thông số Cổ phiếu NAB đang nắm giữ

Phân tích và Cập nhật: Phân tích và chiến lược đầu tư cổ phiếu NAB giai đoạn 2023 – 2026

Cổ phiếu VHM

CTCP Vinhomes (HOSE:VHM) có tiền thân là Công ty Cổ phần Đô thị BIDV-PP được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. Năm 2018, cổ phiếu VHM giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực:

  • Đầu tư, phát triển và kinh doanh bất động sản nhà ở, văn phòng và các hạng mục liên quan;
  • Chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện công trình xây dựng;
  • Cho thuê máy móc, thiết bị công trình;
  • Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi, giải trí.
Mã cổ phiếuVHMGiá mua trung bình37,950 đ
Doanh thu94,856 tỷBVPS41,530đ
Lợi nhuận ST32,316 tỷP/B tại giá mua0.91
EPS (đ)9,460 đBeta1.25
P/E tại giá mua4.39 lầnNợ/VCSH23,84%
E/P tại giá mua24.92%Giá kỳ vọng62,000đ – 74,000 đ
Thời gian HODL2.5 tháng+Dự kiến nắm giữ3-5 năm
Bảng thông số Cổ phiếu VHM đang nắm giữ

Cổ phiếu đầu cơ và đầu tư

Danh sách này được chia làm 2 mục chính:

Cổ phiếu đầu tư (Buy and Hold): Mua và chỉ nâng tỷ trọng, không bán. Dòng cổ phiếu này Tô kỳ vọng trong dài hạn, nguồn lợi nhuận đến từ Cổ tức và chênh lệch giá cổ phiếu.

Cổ phiếu đầu cơ: Cổ phiếu mua và liên tục thay đổi cơ cấu. Dòng cổ phiếu này Tô kỳ vọng trong ngắn và trung hạn, có thể giữ trong dài hạn nếu không có lý do để bán. Lợi nhuận kỳ vọng từ cổ phiếu đầu cơ chỉ đến từ chênh lệch giá.

Phương pháp tiếp cận thị trường

Cổ phiếu đầu tư:

Được phân tích và mua vào dựa trên phân tích báo cáo tài chính ổn định. Dòng cổ phiếu đầu tư đảm bảo 3 yếu tố quan trọng:

  1. Làm ăn có lợi nhuận
  2. Chia cổ tức đều đặn
  3. Biến động kỹ thuật ổn định (tăng trưởng giá ổn định)

Sau khi phân tích chi tiết về tình hình hoạt động kinh doanh thông qua việc đánh giá báo cáo tài chính của 5 năm gần nhất đạt đủ các điều kiện cần thiết, Tôi sẽ tiến hành phân tích kỹ thuật và cơ bản và đưa ra các đánh giá dựa trên:

  1. Tiền năng về lợi nhuận đến từ việc nhận cổ tức hằng năm.
  2. Tiềm năng về việc tăng trưởng giá.

Đối với các tiềm năng về việc tăng trưởng giá. Tôi sẽ đánh giá dựa trên các chỉ báo và công cụ sau:

Các Mô hình Price Action

  1. Double Bottoms
  2. Vai – Đầu – Vai ngược
  3. Cốc tay cầm
  4. Harmonic Cypher
  5. Cờ tăng

Các chỉ báo được sử dụng:

  1. Moving Averages
  2. Đường xu hướng tăng
  3. Fibonacci Retracement
  4. MACD
  5. Volume
  6. RSIStochastic

Nguyên tắc quản trị rủi ro

Tôi chia thị trường làm hai thời điểm: Rủi ro và an toàn.

An toàn

Tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu:

Thời điểm từ tháng 07/2020 – tháng 11/2021 được coi là giai đoạn an toàn. Trong giai đoạn này, Tôi thường giữ lượng tiền mặt ít khoảng 15% Tổng vốn đầu tư chứng khoán.

Phân bổ danh mục:

Trong giai đoạn này, Tôi đầu tư khoảng 10-12 mã chứng khoán với 3 mã Phòng thủ chủ chốt là DVP, TCL và CDN

Nghĩa là Phòng thủ 30% tấn công 70%

Rủi ro

Tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu:

Thời điểm tháng 11/2021 – tháng 11/2022 được coi là giai đoạn rủi ro. Trong giai đoạn này, Tôi bán bớt cổ phiếu và nâng tỷ trọng tiền mặt lớn, khoảng 65 – 80%.

Phân bổ danh mục:

Giai đoạn rủi ro, Tôi tăng các mã phòng thủ trong rổ chứng khoán ngoài DVP, TCL, CDN có thêm VNM.

Nghĩa là phòng thủ 70-90%, 30% nằm im chờ cơ hội

Các thời điểm thường mua – bán cổ phiếu

Thị trường chứng khoán thường biến động theo chu kỳ.

Theo quan sát của Tôi, các thời điểm tốt để mua Cổ phiếu là:

  • Thời điểm 01: MUA Tháng 07 hằng năm, BÁN vào tháng 11 hằng năm
  • Thời điểm 02: Mua vào cuối tháng 11, BÁN vào tháng 05 năm sau
  • Thời điểm 03: Mua vào tháng 01, BÁN vào tháng 03 hoặc tháng 05 năm sau

Một số lời nguyền thị trường

Sell In May and Go away

Sell In May and Go away – Bán cổ phiếu vào tháng 05 và đi xoã đi.

Sell in May and Go Away (tạm dịch là “Bán cổ phiếu trong tháng 5 rồi đi chơi”). Đây là ngạn ngữ nổi tiếng mà hầu hết ai tham gia giới tài chính đều biết đến. Câu ngạn ngữ này dựa trên hồ sơ lịch sử hoạt động kém hiệu quả của một số cổ phiếu từ tháng 5 đến hết tháng 10. Theo chiến lực này, nhà đầu tư sẽ thoái vốn vào tháng 5 và đầu tư lại vào tháng 11.

Hiệu ứng tháng Giêng – January Effect

Hiệu ứng tháng Giêng là sự gia tăng theo mùa của giá cổ phiếu trong tháng một. Các nhà phân tích thường cho rằng sự phục hồi này là sự gia tăng mua cổ phiếu nối tiếp sự giảm giá thường xảy ra vào tháng 12. Vào tháng 12, các nhà đầu tư thường báo tháo cổ phiếu để hiện thực hoá các khoản lỗ nhằm được giảm thuế. 

Ngoài ra một cách giải thích khác cho hiện tượng này là các nhà đầu tư sử dụng tiền thưởng cuối năm cho các khoản đầu tư vào tháng tiếp theo.

Hiệu ứng tháng Giêng dường như có ảnh hưởng lớn đến các cổ phiếu vốn hoá nhỏ hơn là các cổ phiếu vốn hoá lớn và trung bình do chúng có tính thanh khoản thấp hơn.

Cổ phiếu đầu cơ:

Được phân tích và mua vào dựa trên 80% là phân tích kỹ thuật, 20% là phân tích cơ bản với các đặc điểm sau

  1. Xuất hiện các Mô hình giá lớn báo hiệu khả năng bứt phá như Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược, Mô hình hai đáy, Mô hình Bullish Falling Wedge
  2. Hệ số nợ/tài sản và vốn chủ thấp
  3. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành ít
  4. Thanh khoản cao

Lưu ý: Danh mục này chỉ được sử dụng với mục đích tham khảo, không khuyến nghị giao dịch.

Tô sử dụng các công cụ sau để phân tích và đưa ra quyết định tham gia thị trường.