3 dấu hiệu TUYỆT MẬT từ KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH cho thấy nên GIỮ CỔ PHIẾU, đừng vội bán kẻo HỐI HẬN

Dấu hiệu nào cho thấy bạn nên tiếp tục ôm chặt cổ phiếu mà bạn đang có thay vì bán chỉ vì thấy lợi nhuận đã đủ, hoặc SỢ sẽ không thể thoát được hàng và cổ phiếu giảm giá làm mất hết lợi nhuận!?

Tôi được trò chuyện với nhiều Trader và luôn thực hiện các khảo sát thực tế sau mỗi giao dịch để theo dõi mức độ bám đuổi chiến lược giao dịch từ các Traders và từ đó đưa ra các nội dung hỗ trợ để họ có thể MỞ RỘNG tối đa BIÊN LỢI NHUẬN.

Ở thời gian đầu tiên khi tham gia thị trường ngoại hối, Các nhà đầu tư từ MỚI – CŨ đều gặp phải tình trạng chung đó là LƯỚT SÓNG. Nghĩa là họ kiếm được rất ÍT TIỀN với một khoảng thời gian hạn chế kèm theo đó là Khối lượng giao dịch QUÁ LỚN gây ra nguy cơ mất vốn.

Với các giao dịch DÀI cả về thời gian, số pips lợi nhuận và số tiền lợi nhuận, hầu như không ai có thể giữ được. Sau 3 năm bám đuổi, từ tỷ lệ 0% giữ giao dịch dài hạn con số bây giờ đã lên 68.12% các nhà đầu tư giữ được các giao dịch dài hạn.

Các giao dịch dài hạn giúp cho nhà đầu tư:

  • GIẢM nguy cơ rủi ro về vốn vì khối lượng giao dịch nhỏ
  • THÊM nhiều thời gian cho cuộc sống vì không phải 24/7 ngồi nhìn biểu đồ
  • NHIỀU lợi nhuận, an toàn và bền vững hơn

Khi chuyển sang thị trường chứng khoán cơ sở và CFDs, vấn đề GIỮ các giao dịch dài hạn lặp lại. Bởi các nhà môi giới, nhân viên môi giới vì áp lực daonh số đã vô tình đào tạo ra một lớp khách hàng chuyên… LƯỚT SÓNG, liên tục thực hiện nhiều giao dịch trong ngày và chỉ giao dịch theo T+3.

Giao dịch gần nhất mà Tôi thực hiện là với Cổ phiếu VRC. Mức giá mua 8.500đ/cp và giá thị trường hiện tại là 20.000đ/cp. Nhưng chỉ có khoảng 9% nhà đầu tư giữ được khi giá VRC chạm ngưỡng 16.000đ/cp. Và tới hiện tại trong số 68 nhà đầu tư tham gia giao dịch, chỉ còn 3-4 nhà đầu tư giữ được.

Cổ phiếu VRC bứt phá từ 8500đ/cp lên 20.500đ/cp
Cổ phiếu VRC bứt phá từ 8500đ/cp lên 20.500đ/cp

Đa phần các nhà đầu tư đều THOÁT giao dịch khi giá VRC chạm ngưỡng 13.500đ/cp. Nếu nắm giữ 1000cp VRC thì:

  • 58% là biên lợi nhuận nhà đầu tư đạt được nếu thoát toàn bộ giao dịch ở 13.500đ/cp
  • 141% là biên lợi nhuận nhà đầu tư đạt được nếu thoát toàn bộ giao dịch ở 20.500đ/cp
  • 96% nhà đầu tư đã VỨT ĐI 83% BIÊN LỢI NHUẬN. Đó là vấn đề LỚN, cực lớn.
Khảo sát nhà đầu tư giữ giao dịch dài hạn
Khảo sát nhà đầu tư giữ giao dịch dài hạn

Với 1000 cổ phiếu, nếu thoát giao dịch ở 13.500đ, nhà đầu tư có lợi nhuận chỉ 5.000.000đ. Nhưng nếu thoát giao dịch ở ngưỡng 20.500đ/cp thì nhà đầu tư có tổng lợi nhuận lên tới 12.000.000đ.

Hiểu được những khó khăn này, Tôi có làm một chia sẻ PHƯƠNG PHÁP xác định 3 DẤU HIỆU cho thấy nhà đầu tư nên TIẾP TỤC GIỮ các cổ phiếu mà họ đang nắm giữ để mở rộng vùng lợi nhuận mà chúng ta sẽ cùng xem xét dưới đây

Khối lượng giao dịch cho biết Cung – Cầu của thị trường

Khối lượng giao dịch chứng khoán là gì?

Khối lượng giao dịch chứng khoán là dữ liệu thống kê trên một mã cổ phiếu cho biết số nhà đầu tư thực hiện các giao dịch mua – bán, số lượng cổ phiếu được đặt mua, số lượng cổ phiếu được đặt bán, số lượng cổ phiếu được khớp lệnh. Khối lượng giao dịch về bản chất phản ánh Cung – Cầu của thị trường đối với một loại cổ phiếu nhất định.

Khối lượng giao dịch phản ánh Cung – Cầu thế nào?

Để xem xét một trường hợp cụ thể, Tôi lấy dữ liệu của cổ phiếu VRC để phân tích cụ thể với các tham số sau:

  • Mã cổ phiếu lấy dữ liệu: Cổ phiếu VRC
  • Khoảng thời gian: 28/09 – 05/11/2021
Khối lượng giao dịch chứng khoán thể hiện cung - cầu thị trường
Khối lượng giao dịch chứng khoán thể hiện cung – cầu thị trường

Tôi sẽ tập trung vào hai nhóm cột trên dữ liệu báo cáo là Tổng lệnh đặt và Tổng khối lượng đặt.

Tổng lệnh đặt mua – bán

Nhóm cột Tổng lệnh đặt thể hiện số lệnh đặt mua và số lệnh đặt bán trong khoảng thời gian xác định trên mã cổ phiếu mà chúng ta đang xem xét. Nó phản ánh cán cân cung – cầu trên thị trường nhưng có xác suất và có độ nhiễu nhất định.

Kết quả phản ánh và ý nghĩa:

  • Mua > Bán: Cầu có thể lớn hơn cung. Có thể sẽ làm giá cổ phiếu tăng
  • Mua < Bán: Cầu có thể nhỏ hơn cung. Có thể làm giá cổ phiếu giảm.
  • Mua = Bán: Cung bằng Cầu, thị trường ở giai đoạn phân phối và giá có khả năng sẽ rơi vào tích luỹ.

Độ nhiễu trong kết quả phản ánh:

Một nhà đầu tư đặt nhiều lệnh giao dịch: Điều này khiến cho số lệnh giao dịch từ một người trở thành tín hiệu nhiễu và nó không phản ánh đúng Cung – Cầu của thị trường và dẫn tới phán đoán sai.

Một nhà đầu tư đặt một giao dịch nhưng đó là giao dịch khối lượng lớn: Nó làm cho phán đoán sai vì có thể làm giảm số lượng giao dịch được đặt tại một thời điểm.

Ví dụ từ cổ phiếu VRC:

  • Số lệnh đặt mua: 12.862
  • Số lệnh đặt bán: 14.239

Rõ ràng số lệnh đặt bán cổ phiếu VRC đang chiếm ưu thế nhưng liệu nó có làm giá cổ phiếu này sụt giảm, hay sẽ tiếp tục gia tăng?

Tổng khối lượng cổ phiếu được đặt mua – bán

Để xem xét kỹ hơn, Tôi sử dụng nhóm cột Tổng khối lượng cổ phiếu được đặt mua – bán. Nhóm cột này sẽ giúp chúng ta lọc nhiễu được yếu điểm ở phía trên.

Kết quả phản ánh và ý nghĩa:

  • Mua > Bán: Số lượng cổ phiếu được đặt mua nhiều hơn số lượng được bán ra nghĩa là nhu cầu mua vào đang gia tăng có thể sẽ làm giá cổ phiếu tiếp tục gia tăng
  • Mua < Bán: Số lượng cổ phiếu được đặt mua ít hơn số lượng đang được bán ra nghĩa là nhu cầu đang sụt giảm, điều này có thể sẽ làm giá cổ phiếu sụt giảm.
  • Mua = Bán: Số lượng cổ phiếu được mua – bán là xấp xỷ bằng nhau điều này có thể khiến cho giá cổ phiếu rơi vào đợt tích luỹ và biến động trong biên độ hẹp kéo dài.

Ví dụ thực tế từ cổ phiếu VRC:

  • Số cổ phiếu được đặt mua: 39.474.000cp
  • Số cổ phiếu được đặt bán: 36.672.000cp

Nhìn vào khối lượng được đặt mua, Tôi nhận thấy tín hiệu ở cột số lệnh đặt mua – bán đã bị nhiễu. Số lượng cổ phiếu được đặt mua – bán phản ánh rõ ràng nhu cầu mua nhiều hơn nhu cầu bán nên khả năng cao cổ phiếu VRC sẽ có cơ hội tiếp tục gia tăng.

Kết luận: Nên tiếp tục giữ cổ phiếu VRC.

Khối lượng giao dịch trung bình

Để tiếp tục lọc nhiễu, Tôi tiếp tục tính toán khối lượng giao dịch trung bình với chu kỳ 10 ngày và Tôi sẽ sử dụng ý nghĩa cơ bản của Giá trị trung bình để xem xét như sau:

Khối lượng giao dịch hiện tại CAO HƠN khối lượng trung bình 10 ngày qua: Nhu cầu và sự quan tâm của nhà đầu tư có thể đang gia tăng sẽ có tiềm năng đẩy giá cổ phiếu tiếp tục gia tăng

Khối lượng giao dịch hiện tại THẤP HƠN khối lượng trung bình 10 ngày qua: Nhu cầu và sự quan tâm của nhà đầu tư đang có dấu hiệu sụt giảm, cần cẩn trọng vì nó có thể làm cho giá cổ phiếu sụt giảm điều chỉnh hoặc đảo chiều.

Ví dụ thực tế từ cổ phiếu VRC:

Khi thực hiện thống kê và xem xét, Tôi nhận thấy khối lượng giao dịch thực tế đang có dấu hiệu cao đột biến hơn so với khối lượng giao dịch trung bình 5 ngày.

Trong khoảng thời gian xem xét 32 phiên giao dịch kể từ khi tín hiệu đột biến bắt đầu, số liệu như sau:

  • 15 phiên giao dịch thực tế cao hơn mức trung bình 5 ngày chiếm tỷ lệ 46.88%
  • 17 phiên giao dịch thực tế thấp hơn mức trung bình 5 ngày chiếm tỷ lệ 53.12%

Đây là ngưỡng tuyệt vời để giữ giao dịch vì khi xem xét ở khoảng thời gian ngoại vi, tỷ lệ này giảm xuống ở ngưỡng 72% giao dịch dưới ngưỡng trung bình.

Phân tích hành vi giao dịch dựa trên khối lượng

Tôi đang sử dụng nền tảng giao dịch của Công ty Cổ phần Chứng Khoán Kỹ Thương và có được các thống kê rất thú vị.

Trong đó có hai nhóm dữ liệu mà Tôi quan tâm là Loại lệnh thực hiện và Nhóm nhà đầu tư thực hiện.

Mua – Bán chủ động hay chờ đợi

Về cơ bản thì Mua – bán chủ động giống như lệnh Market Order trên thị trường ngoại hối, phái sinh. Còn lệnh chờ đợi thì giống lệnh Buy Limit hoặc Sell Limit trong thị trường ngoại hối (trên MetaTrader 4)

Về màu sắc:

Màu xanh thể hiển thị các lệnh Mua chủ động. Màu đỏ là các lệnh Bán chủ động.

Về loại lệnh:

Mua chủ động (hay Buy Up) là khi NĐT thực hiện chủ động mua lên qua việc đặt lệnh mua với giá bằng giá dư bán gần nhất để có thể khớp luôn. Như thế, giá khớp cho lệnh này thường sẽ đẩy giá khớp lên cao hơn thị giá trước đó.

Xem loại lệnh và nhóm nhà đầu tư đặt lệnh chứng khoán
Xem loại lệnh và nhóm nhà đầu tư đặt lệnh chứng khoán

Bán chủ động (hay Sell Down) là khi NĐT thực hiện chủ động Bán dưới giá hiện tại (hay thị giá) của cổ phiếu bằng việc đặt lệnh bán với giá bán bằng giá dư mua gần nhất để khớp ngay. Và như thế, thị giá sẽ bị kéo xuống thấp hơn so với thị giá trước đó.

Lệnh chờ – Limited Order: Là nhà đầu tư đặt bán theo lệnh LO – Limited Order ở một mức giá xác định. Nếu không có ai mua hoặc bán ở mức giá đó thì giao dịch sẽ bị huỷ.

Thống kê khối lượng giao dich theo Mua CĐ và Bán CĐ dùng để đánh giá tương quan giữa cung (Bán CĐ) và cầu (Mua CĐ) trên giao dịch khớp lệnh thực tế, nhằm nhận định tương đối về sự vận động của xu hướng dòng tiền.

Khi tỷ lệ % Mua CĐ trên (Tổng Mua và Bán CĐ) lớn hơn 50%, đồng nghĩa với việc thị trường đang có xu hướng mua vào nhiều hơn bán ra và ngược lại, qua đó xác định được dòng tiền vào/ra với mỗi cổ phiếu. Khi tỷ lệ này cao đột biến (>70% hay <30%) so với điểm cân bằng (50%) , đó là tín hiệu của việc mua hoặc bán bất chấp của thị trường.

Ví dụ thực tế từ cổ phiếu VRC:

Trong suốt quá trình Tôi theo dõi cổ phiếu VRC ở khoảng thời gian đó thì Tôi nhận thấy cổ phiếu VRC luôn có tỷ lệ mua chủ động rất cao và có nhiều thời điểm các nhà đầu tư MUA BẤT CHẤP NGAY TẠI GIÁ TRẦN.

Kết luận: Nên tiếp tục giữ vì VRC vẫn có nhu cầu cao và tiềm năng tăng giá

Nhóm nhà đầu tư đang giao dịch

Cá mập (CM): nhà đầu tư tay to, tổ chức, đầu tư lớn, dẫn dắt thị trường. Giá trị 1 lệnh đặt > 1 tỷ đồng/lệnh đặt. Đồ thị 1N dùng số liệu 1 phút cho 60’ gần nhất; 1W là tổng mỗi 15’ cho 1 tuần; 1M là tổng hàng ngày cho 1 tháng

Sói già (SG): nhà đầu tư kinh nghiệm, giá trị lệnh đặt cao. Giá trị 1 lệnh đặt từ 200 tr đến 1 tỷ đồng/lệnh đặt.

Cừu non (CN): nhà đầu tư nhỏ lẻ, giá trị giao dịch và mua bán chủ động thấp. Giá trị 1 lệnh đặt Mua hoặc Bán chủ động < 200 triệu đồng/lệnh đặt vào.

Bonus: Mức độ quan tâm của nhà đầu tư

Dấu hiệu thứ ba cần xem xét khi muốn đưa ra quyết định có nên tiếp tục giữ cổ phiếu đó hay không là MỨC ĐỘ QUAN TÂM của nhà đầu tư vào mã cổ phiếu đó.

Phân tích mức độ quan tâm của nhà đầu tư chứng khoán
Phân tích mức độ quan tâm của nhà đầu tư chứng khoán

Lý do chúng ta cần quan tâm tới tham số này là vì từ Số lệnh đặt mua – bán và Số cổ phiếu được đặt mua – bán chúng ta không phán đoán được liệu có thêm NHÀ ĐẦU TƯ tham gia cùng hay không? Hay chỉ có các nhà đầu tư sẵn có đang thực hiện giao dịch.

Số lượng cổ phiếu của một công ty được lưu hành thường ít biến đổi trừ khi phát hành thêm, hoặc giữ lại cổ tức và chia cổ tức bằng cổ phiếu thì số lượng sẽ tăng.

Như vậy, Số lượng cổ phiếu không đổi và số nhà đầu tư quan tâm gia tăng thì có khả năng thanh khoản cổ phiếu đó sẽ gia tăng và nhu cầu có thể tăng. Dẫn tới kết luận cổ phiếu đó có thể tiếp tục tăng giá.
Ví dụ thực tế từ cổ phiếu VRC:

Khi xem xét trong khoảng thời gian từ khi thực hiện giao dịch tới thời điểm xem xét, số lượng người quan tâm tới mã cổ phiếu này gia tăng rất mạnh. Có thời điểm tăng gấp ba có nghĩa là nhu cầu về cổ phiếu VRC có thể sẽ gia tăng.

Kết luận: Nên tiếp tục giữ cổ phiếu VRC vì lượng người quan tâm tới mã cổ phiếu này đang tăng vọt.

Video Phân tích khối lượng giao dịch

Lời kết

Tôi hi vọng những chia sẻ miễn phí này sẽ giúp bạn có thêm các công cụ và phương pháp để ĐỊNH LƯỢNG những yếu tố dẫn tới QUYẾT ĐỊNH cuối cùng là có nên BÁN hay tiếp tục GIỮ cổ phiếu mà bạn đang có thay vì đưa ra những quyết định CẢM TÍNH kiểu như:

Thấy ĐỦ LỢI NHUẬN rồi, bán chốt lời thôi.

Sợ không thoát được hàng hoặc nó lại giảm thì MẤT HẾT LỢI NHUẬN.

Chốt lời chưa bao giờ là SAI. Nhưng tìm cách MỞ RỘNG LỢI NHUẬN mới là cách thức một nhà đầu tư chuyên nghiệp thực hiện thay vì cố giữ các giao dịch thua lỗ.

Với ba dấu hiệu cơ bản trên, Tôi tin bạn sẽ có những công cụ hữu ích để đưa ra các quyết định chính xác và TỰ TIN HOLD LỆNH nếu hội tụ đủ ba dấu hiệu đó.

Nếu bạn có thêm các PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHÁC góp ý giúp Tôi và các thành viên bằng cách thảo luận ở Video nhé.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Podcast Phân Tích Khối Lượng Giao Dịch

Lưu Ý Khi Tự Học Chứng Khoán

Thị trường chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng an toàn hơn thị trường chứng khoán. Với nhà đầu tư mới, Tôi khuyên các bạn không nên lạm dụng tài khoản Margin để giao dịch. Nên mua chứng khoán cơ sở Việt Nam bằng số tiền bạn có.

5/5 - (1 bình chọn)

Viết thư cho chúng tôi qua hello@hodl.vn. Hoặc thảo luận trên Zalo, Discord, Youtube, Facebook.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *