Cổ phiếu TCB Quý 4-2024: Pha loãng tác động tới giá và chỉ số, chờ mua khi điều chỉnh
- 2 tuần trước
- 18 phút đọc
- 1
Cổ phiếu TCB – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đang trong giai đoạn điều chỉnh sau khi xuất hiện hai đỉnh trên khung ngày.
Việc pha loãng cổ phiếu và đưa tổng lượng cổ phiếu lưu hành lên hơn 7 tỷ cp đã bắt đầu có những tác động tiêu cực tới các chỉ số tài chính. Đặc biệt là EPS khi trong ba quý gần nhất EPS đã giảm xuống dưới mức trung bình 4 quý dù LNST luỹ kế 9 tháng năm 2024 tăng mạnh.
Dưới đây là các phân tích chi tiết và kế hoạch cho Quý 4-2024:
Phần 1. Phân tích hoạt động kinh doanh
Doanh thu và LNST Ngân hàng TMCP Kỹ thương VN liên tục lập đỉnh trong năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực.
Theo quan sát của Tôi trên biểu đồ doanh thu và LNST, đây là 1 xu hướng tăng và Ngân hàng Techcombank chưa ghi nhận lỗ trong suốt quá trình hoạt động.
Đặc biệt, Doanh thu lãi thuần và LNST đã liên tục biến động trên đường trung bình 4 quý cho thấy hiệu quả hoạt động tốt.
Để đánh giá chi tiết hơn, Tôi lập thêm bảng so sánh mức thay đổi KQKD Q3/2024 so với cùng kỳ năm 2023:
Thu nhập lãi thuần đạt 9,829 tỷ, tăng 2,557 tỷ tương ứng mức tăng 35% so với cùng kỳ năm 2023. LNST đạt 5,793 tỷ, tăng 1,124 tỷ tương ứng với mức tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.
Kết quả luỹ kế 9 tháng năm 2024 của Ngân hàng Techcombank cũng rất khả quan:
Thu nhập lãi thuần đạt 26,906 tỷ, tăng 6,812 tỷ, tương ứng mức tăng 34% so với 9T2023. LNST đạt 18,340 tỷ, tăng 4,631 tỷ, tương ứng mức tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là mức tăng thực sự mạnh mẽ.
Nếu không tính Agribank, thì Techcombank đã lọt vào Top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam chỉ xếp sau MBB với Tổng tài sản ít hơn khoảng 100.000 tỷ.
Tuy nhiên, khoảng cách với Top 3 sẽ là X2 vì vậy, hiện tại cuộc đua sẽ là Top 4-5 giữa MB và Techcombank.
Phần 2: Phân tích Định giá kỹ thuật
Do Ngân hàng TMPC Kỹ Thương Việt Nam thực hiện việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100%, giá bị điều chỉnh giảm theo mức chia (chia đôi) nên Tôi sẽ phân tích dựa theo số liệu giá mới. Mặc dù giá chưa từng về mức 9.500đ/cp nhưng vì bị điều chỉnh, nên chúng ta thấy những vùng giá rất thấp trên biểu đồ như vậy.
2.1. Hỗ trợ – Kháng cự
Có một Kháng cự và ba hỗ trợ được thể hiện rõ trên biểu đồ kỹ thuật Giá cổ phiếu TCB:
Vùng kháng cự
Vùng giá 25.000 – 28.500 đ/cp là Kháng cự mạnh nhất và cao nhất trên biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu TCB. Vùng giá này được thiết lập nhờ kết quả kinh doanh thuận lợn của NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam trong nhiều năm vừa qua.
Sau khi bị pha loãng lên hơn 7 tỷ cổ phiếu, Tôi cho rằng Kháng cự này sẽ còn được duy trì trong dài hạn, trừ khi thị phần của Ngân Hàng tăng trưởng tốt giúp phá đỉnh doanh thu và LNST hơn nữa.
Vùng hỗ trợ
Có Ba hỗ trợ quan trọng được thể hiện trên biểu đồ giá như sau:
17.300 – 19.000 đ/cp: Vùng hỗ trợ này thực tế là Kháng cự được chuyển công năng. Ba lần chạm kháng cự này, giá Cổ phiếu TCB đều giảm mạnh. Như vậy, nếu giá giảm xuống dưới vùng giá này sẽ là cảnh báo nguy hiểm cho phe Bull.
12.000 – 13.500 đ/cp: Vùng hỗ trợ này đã nhiều lần chuyển công năng qua lại và là Hỗ trợ quan trọng cho những thời điểm then chốt vào khoảng cuối năm 2023.
9.000 – 10.000 đ/cp: Vùng hỗ trợ này đã giúp giá cổ phiếu TCB không thủng sâu hơn vào thời điểm xảy ra Khủng hoảng liên quan tới Ngân hàng SCB và Thị trường trái phiếu Việt Nam.
Trong ba vùng hỗ trợ này, Tôi cho rằng nếu kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam không thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, vùng 17.300 – 19.000 đ/cp sẽ được duy trì trong trung và dài hạn. Sẽ là vùng cầu được bắt đáy mạnh mẽ nếu có thể giảm về.
2.2. Cấu trúc kỹ thuật xu hướng
Giá cổ phiếu TCB có hai đợt tăng từ cuối 2023 hình thành cấu trúc tăng tương đối rõ ràng:
- Đợt tăng thứ nhất: Đáy 9.000đ, đỉnh 17.700đ. Mức tăng 8.700đ tương ứng tăng hơn 96%
- Đợt tăng thứ hai: Đáy 13.000đ, đỉnh 25.200đ. Mức tăng 12.200đ tương ứng tăng hơn 93%.
Với cấu trúc này, Biểu đồ giá cổ phiếu TCB hình thành một đường xu hướng tăng đi qua hai đáy 9.000đ và 13.000đ.
Nếu giao dịch theo xu hướng, chúng ta sẽ chờ một pha hồi phục về đường xu hướng tăng để mua lên.
Từ cấu trúc xu hướng như trên, Tôi dùng Fibonacci thoái lui cho đợt tăng thứ hai, chú ý tới Hai vùng Fibo 50% và 61.8% tại vùng giá từ 17.700đ – 19.000đ. Vùng giá này có thể là hợp lưu quan trọng cho xu hướng và có Cầu bắt đáy xuất hiện.
2.3. Phân tích Chỉ báo kỹ thuật
Các đường EMA
Tín hiệu Golden Crossver – Giao cắt vàng trên các đường MA xuất hiện tại vùng giá 16.5000đ/cp sẽ là động lực chính cho xu hướng giá cổ phiếu TCB.
Ba đường MA trung – dài hạn đang phân kỳ mạnh và hình thành một vùng hỗ trợ tốt:
- EMA 50 tuần (1 năm): 21.500đ
- EMA 100 tuần (2 năm): 19.800đ
- EMA 200 tuần (4 năm): 17.800đ
Chỉ báo MACD
Điểm đáng chú ý có thể là tín hiệu cho thấy nguy cơ điều chỉnh giảm trên biểu đồ kỹ thuật giá cổ phiếu TCB là MACD với dấu hiệu của sự phân kỳ. Điều này cũng đồng thời xác nhận Hai đỉnh trên khung D1.
Vì vậy trước tiên chúng ta cần quan sát đường xu hướng trung hạn đi qua đáy trung tâm xung quanh vùng giá 22.000đ. Nếu vùng giá này phá vỡ, Tôi cho rằng giá cổ phiếu TCB sẽ điều chỉnh sâu hơn về vùng giá theo Fibo 50% và 61.8%.
Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI trên khung tuần biểu đồ giá Cổ phiếu TCB quý 4-2024 cho thấy động lực giảm có thể sẽ không lớn vì thực tế trên khung tuần dù giá giảm khoảng 10% nhưng RSI đã về ngưỡng trung lập xung quanh vùng 50.
Với việc giá trị RSI giảm nhanh, Tôi kỳ vọng Giá cổ phiếu TCB sẽ tạo được một đáy cao dần xung quanh hỗ trợ 17.000 – 19.000đ.
Hai lần gần nhất RSI khung tuần báo hiệu quá bán là vào T3/2020 và T11/2022. Kể từ đó, RSI chưa từng quay lại ngưỡng 30. Điều này là dễ hiểu vì kết quả kinh doanh Ngân hàng Techcombank từ 2020 tới nay là tích cực với doanh thu – lnst liên tục phá đỉnh, chi trả cổ tức tỷ lệ cao.
Phần 3. Giá trị thực cổ phiếu TCB là bao nhiêu!?
3.1. Dự phòng rủi ro tín dụng
Dưới đây là biểu đồ cho thấy mức dự phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam:
Với việc quy mô tăng, doanh thu – LNST tăng thì việc tăng dự phòng rủi ro tín dụng cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên trong Q3-2024, Ngân hàng TCB có mức dự phòng rủi ro tín dụng theo báo cáo ở ngưỡng 1,109 tỷ. Giảm nhiều so với quý trước đó.
Mức dự phòng này bằng mức đỉnh của những năm 2017 – 2018 khi Doanh thu thuần và LNST thấp hơn nhiều.
Dự phòng rủi ro tín dụng trên BCTC hợp nhất Q3/2024:
Theo BCTC hợp nhất Q3-2024, Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng từ 2,286 tỷ lên 3,964 tỷ. Trong đó tăng mạnh nhất là khoản dự phòng cụ thể cho vay khách hàng từ 2,183 tỷ lên 3,692 tỷ.
Mức tăng mạnh như vậy cũng cần chú ý vì tổng dự phòng đang chiến hơn 15% tổng LNST 4 quý gần nhất.
Cần kiểm soát con số này vì trong bối cảnh nền kinh tế xấu hơn, Dự phòng rủi ro tín dụng có thể sẽ còn lên cao nữa.
Chúc bạn giao dịch thành công!
Viết thư cho chúng tôi qua hello@hodl.vn. Hoặc thảo luận trên Zalo, Discord, Youtube, Facebook.