4 yếu tố quyết định thời điểm xuống tiền mua cổ phiếu

Hiểu sai về phân phối vốn có thể gây hậu quả khó lường!

Tranh thủ chuyến đi ngắn ngày, mình có may mắn gặp gỡ được nhiều anh chị em và cũng trò chuyện, thảo luận để hiểu về những khó khăn mà các anh chị em gặp phải, rồi về giải quyết, thực hiện các điều chỉnh trong quá trình vừa trading – vừa nói linh tinh!

Điểm nguy hiểm mà mình nhận ra nhiều anh em gặp phải là vẫn Coi các vùng giá mua là 1 ngưỡng giá xác định. Trong khi đó, các chia sẻ + phân tích đều xác định các VÙNG GIÁ chứ không phải là một Ngưỡng giá xác định từ trước.

Bất cập là khi dùng File Quản lý vốn để thể hiện thì chỉ có thể nhập vào 3 ngưỡng giá để quân bình. Nhưng trong thực tế, chúng ta còn phải kết hợp thêm nhiều điều kiện khác trước khi thực hiện các hành động!

#1 – BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG

Đây là yếu tố tiên quyết để xác định chúng ta có nên thực hiện hành động mua vào 1 ngưỡng giá hay không. Vì khi tất cả các phương tiện truyền thông – báo chí đang liên tục đăng tin, hình ảnh thị trường đỏ lửa. Và cá nhân bạn cũng nhìn thấy thị trường đi xuống, thì ở những lần mua đầu tiên chỉ là những phép thử, mà khi đã là phép thử thì chúng ta không được thử bằng cả tài khoản, bằng tất cả khối lượng.

Phép thử có thể đúng, có thể sai nhưng quan trọng nó cho ta biết chúng ta biết ta đang đúng hay sai. Nếu sai, dừng lại chờ ngưỡng tiếp theo!

#2 – Khối lượng bán áp đảo

Đặc thù của Bear Market là người ta bán vì chịu ảnh hưởng tâm lý chung của thị trường. Đặc trưng tâm lý chung của Bear Market là cái Fear!

Hai cái Fear quan trọng dẫn đến hành động bán:

  • Fear mất tiền: Cái fear này vì người ta đã quên béng cái mục đích mua ban đầu, chỉ lo sợ mất tiền nếu nắm giữ thêm và họ không muốn lỗ thêm -> Bán.
  • Fear kẹt hàng: Nỗi sợ này đã đày đoạ biết bao anh em trong hai năm qua với DIG, CEO, NVL, FLC… khi cổ phiếu bỗng rơi vào tình trạng MÚA BÊN TRĂNG và mất thanh khoản -> TRANH NHAU BÁN.

Khi cả 2 cái fear này cùng xuất hiện thì UY LỰC bán sẽ xuất hiện mạnh mẽ, và câu trả lờ là pha mất gần 5 chục điểm của tuần trước!

Thị trường bị bán tháo khi khối lượng bán áp đảo
Thị trường bị bán tháo khi khối lượng bán áp đảo

Vậy khi khối lượng bán vẫn áp đảo và có chiều hướng gia tăng, ta có quyền bỏ qua ngưỡng chờ đầu tiên nếu nó chạm tới để… chờ ngưỡng tiếp theo.

#3 – Các ngưỡng quan trọng

Điểm tiếp theo là chúng ta cần phải khớp các ngưỡng quan trọng trên cổ phiếu với các ngưỡng quan trọng trên các chỉ số chính.

Nếu Giá cổ phiếu chạm entry, nhưng Chỉ số chưa tới hỗ trợ, thì chúng ta có quyền chờ đợi thêm!

Nếu giá cổ phiếu chạm Entry và Chỉ số đã giảm sâu xuống dưới hỗ trợ, thì chúng ta thực hiện hành động… THỬ MUA.

Bạn có quyền mua 1-10-100 cp. Không ai bắt bạn phải mua 1000cp rồi ôm 1 đống nợ. Nếu Tôi mua 1cp thì trong trường hợp có lỗ, phiên hôm sau Tôi cũng chỉ lỗ vài ngàn đồng thôi, nhưng Tôi vẫn có cp và có vị thế mà.

#4 – Chu kỳ tháng 11

Có lẽ ở Việt Nam chúng ta phải đổi là Sell in may and go away thành Sell in November and Go… TET 😀

Lời nguyền tháng 11 trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Lời nguyền tháng 11 trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Như thường lệ, tháng 10 – tháng 11 hằng năm vẫn là thời điểm đẫm máu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Có nhiều cái lý do khiến chuyện này diễn ra như 1 chu kỳ lắm.

Điều đầu tiên:

Tới tháng 10, tháng 11 hằng năm đa phần các Cty đã tiến hành trả cổ tức xong toàn bộ.

Hơi buồn, vì ở VN chúng ta bị giam cổ phiếu hơi bị lâu sau khi có BCTC cuối năm. Bởi vậy, nhiều nhà đầu tư không cầm thêm được cp tới tháng 10 mà bán trước và… mất cái quyền lợi khi đã ôm được cả 1 năm trước đó. Và khi mà dòng tiền mặt đã bị rũ hết, thì việc toàn thị trường điều chỉnh là chuyện… bình thường.

Điểm thứ 2

Khi việc rũ dòng tiền mặt xong xuôi thì chúng ta có BCTC Quý 3, có thể định hình 60-80% bức tranh tài chính của doanh nghiệp cho cả năm sau khi đã có kq kinh doanh của 2 quý trước đó.

Ngay lập tức sự phân hoá KỲ VỌNG bắt đầu.

Việc xung đột về kết quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp khiến dòng tiền bị điều phối. Các doanh nghiệp có kết quả tệ BỊ BÁN. Các doanh nghiệp có kết quả tốt được CHỜ MUA.

Nhưng vấn đề là hành động bán thì sẽ bán ngay, hành động chờ mua là chờ đợi. Vô hình chung gây áp lực khiến thị trường giảm điểm khi các mã cổ phiếu tốt chưa về tới vùng mua để giữ nhịp thị trường.

#5 – Nguy – Cơ và hành động của chúng ta

Chúng ta có thể tạm kết luận rằng là một nhà đầu tư, chúng ta đang hướng tới tìm cơ trong nguy và nhìn trước nguy trong cơ để giảm thiểu rủi ro. Và chúng ta phải suy xét nhiều thứ, có những phép thử hoặc những bộ lọc tương quan để giúp chúng ta có những quyết định phù hợp với mỗi phân tích!

Khi thị trường linh động và thay đổi từng ngày, chúng ta cũng phải dành thời gian, chú ý quan sát và linh hoạt trong các chiến lược để có hiệu suất tốt nhất trong đầu tư!

Vài dòng chia sẻ! Chúc các bạn giao dịch thành công!

4.9/5 - (11 bình chọn)

Viết thư cho chúng tôi qua hello@hodl.vn. Hoặc thảo luận trên Zalo, Discord, Youtube, Facebook.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *