Kỹ thuật thực chiến

Cách giao dịch với Hỗ trợ – Kháng cự trong Chứng khoán

Cách giao dịch với Kháng cự và Hỗ trợ trong Chứng khoán thực Tôi sẽ cùng chia sẻ cách ứng dụng Hỗ trợ và Kháng cự trong phân tích kỹ thuật Chứng khoán thực chiến để xác định các thời điểm tham gia (mua) và thoát (bán chốt lời – cắt lỗ) thị trường chứng khoán phù hợp.

Hai hiện tượng phổ biến khi ứng dụng Hỗ trợ – Kháng cự trong giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam là Bounce (Bật lại) và Breakout (Phá vỡ)

1. The Bounce – Hiện tượng Bật lại của giá

The Bounce – Hiện tượng bật lại của giá cổ phiếu trong Phân tích kỹ thuật chứng khoán là khi Giá cổ phiếu giảm khi chạm kháng cự và tăng khi chạm hỗ trợ.

Hiện tượng Bounce chỉ được xác định khi xuất hiện tín hiệu giảm ở Kháng cự và Xuất hiện tín hiệu tăng tại Hỗ trợ. Sẽ rất khó để xác định liệu giá có bounce hay breakouts. Trừ khi bạn là nhà đầu tư với nhiều năm kinh nghiệm, thì bạn có quyền kỳ vọng một xác suất phù hợp khi kết hợp thêm với các chỉ báo kỹ thuật và bối cảnh thị trường.

Lý do chúng ta cần chờ Giá bật ngược trở lại (Hồi lại) sau khi chạm Vùng Hỗ trợ Và Kháng cự là để Chắc chắn rằng giá sẽ không Breakout hai vùng này để tiếp diễn xu hướng hoặc tạo một xu hướng mới.

1.1 Mua khi Bounce tại Hỗ trợ

Tiếp tục biểu đồ kỹ thuật Cổ phiếu TCL mà chúng ta xem xét trong bài học Khái niệm Hỗ trợ – Kháng cự:

Hiện tượng Bounce - Giá bật lại tại Hỗ trợ trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Khối lượng mua tăng vọt tại Hỗ trợ, Khối lượng bán yếu dần và tắt lịm.

Chúng ta chú ý tới thời điểm khi giá tăng mạnh tới 45.000đ/cp và xuất hiện đợt điều chỉnh.

Ngay khi giảm về vùng Hỗ trợ (trước đó là Kháng cự) tại 24.000 – 25.000đ/cp, Giá đã bounceBật lại và xuất hiện cụm nến Hammer, ngay sau đó là cụm Bullish Engulfing.

Khi quan sát chỉ báo Khối lượng, chúng ta nhận thấy khối lượng bán yếu dần tại thời điểm Giá cổ phiếu TCL Bounce tại hỗ trợ. Khi giá tăng trở lại, Khối lượng bắt đầu gia tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta nên quay trở lại thị trường và tiếp tục mua, nắm giữ Cổ phiếu TCL

1.2 Bán khi Bounce tại Kháng cự

Tín hiệu tiếp theo chúng ta cần quan sát là hiện tượng Bounce tại Kháng cự. Giá quay đầu giảm ngay khi tiếp cận các kháng cự quan trọng của xu hướng.

Trong phần này, Tôi muốn chúng ta cùng theo dõi biểu đồ kỹ thuật Cổ phiếu TCB:

Giá Bounce - Bật lại tại kháng cự khi phân tích kỹ thuật chứng khoán
Giá Bounce – Bật lại tại kháng cự khi phân tích kỹ thuật chứng khoán

Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu TCB giai đoạn từ tháng 06 – tháng 12 năm 2021 liên tục tích luỹ trên đỉnh và tạo ra một vùng giá trong phạm vi từ 47.000đ/cp – 58.000đ/cp.

Trong suốt 06 tháng, Cổ phiếu TCB luôn:

  1. Bật tăng trở lại khi chạm hỗ trợ 47.000đ
  2. Quay đầu giảm khi chạm kháng cự 56.000 – 58.000đ/cp

Điểm mà Tôi chú ý ở đây là rủi ro khi:

  1. Khối lượng bán tăng vọt khi giá cổ phiếu TCB tiếp cận kháng cự
  2. Khối lượng mua giảm sâu khi tiếp cận kháng cự.
  3. Khối lượng tăng rất mạnh vào tháng 12-2021 nhưng giá không thể phá vỡ kháng cự.
  4. Phiên ngay sau khi khối lượng mua tăng mạnh nhất trong lịch sử Cổ phiếu TCB, thì giá cổ phiếu này giảm.

Điều này dẫn tới kết luận là giá không thể phá vỡ Kháng cự 56.000 – 58.000đ/cp và chúng ta nên Bán cổ phiếu TCB để chốt lời và không nên tiếp tục tham gia thị trường.

2. The Breakouts – Phá vỡ

Trong một thế giới hoàn thảo, các Vùng Hỗ trợ và Kháng cự sẽ giữ mãi, Trong thị trường Chứng khoán hoàn hảo, các Vùng Hỗ trợ và Kháng cự sẽ giúp chúng ta có điểm ra vào Hợp lý và kiếm tiền từ nó vì Xu hướng thị trường Chứng khoán có tiềm năng tự bảo toàn.

Nhưng vấn đề quan trọng là: CÁC VÙNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ BỊ… PHÁ VỠ THƯỜNG XUYÊN.

Ba kiểu Breakouts trong Phân tích kỹ thuật chứng khoán. Và tương ứng với chúng ta có các phương án khác nhau để vào lệnh.

2.1 Mua cổ phiếu khi Breakouts Kháng cự

Giao dịch ngay khi giá phá vỡ Hỗ trợ – Kháng cự là phương pháp đơn giản nhất để giao dịch với Breakouts. Khi giá phi vèo một phát đâm thủng luôn các Vùng Hỗ trợ hoặc Kháng cự.

Mua Cổ phiếu sau tín hiệu Breakouts kháng cự rõ ràng
Mua Cổ phiếu sau tín hiệu Breakouts kháng cự rõ ràng

Biểu đồ kỹ thuật Cổ phiếu SSI giai đoạn tháng 01 – tháng 06 năm 2021 cho tín hiệu tích luỹ và tạo kháng cự vô cùng khó chịu trong vùng giá 23.000 – 24.000đ/cp.

Tại thời điểm tháng 06-2021, Cổ phiếu SSI xuất hiện tín hiệu phá vỡ vùng Kháng cự 23.000 – 24.000đ/cp. Tại thời điểm này, chỉ báo khối lượng cho thấy sự đồng nhất của pha Breakouts:

  1. Giá tăng mạnh phá vỡ kháng cự
  2. Khối lượng tăng mạnh.

Ngay sau đó, chúng ta thấy khối lượng giao dịch SSI luôn duy trì ở mức cao và chủ đạo là mua. Đây là dấu hiệu đặc trưng xác định xu hướng tăng của cổ phiếu theo lý thuyết Dow.

2.2 Bán cổ phiếu khi Breakouts Hỗ trợ

Ngược với tín hiệu Mua sau khi phá Kháng cự là tín hiệu Bán sau khi giá phá Hỗ trợ. Đây là thời điểm cảnh báo chúng ta không nên cố gắng mua hoặc nắm giữ vì có thể sẽ gây ra các khoản thua lỗ nặng nề.

Rất khó về bờ!

Tiếp tục với biểu đồ kỹ thuật Cổ phiếu TCB phía trên, bây giờ chúng ta có cách thứ hai để xác định nên Bán cổ phiếu. Nếu chúng ta không kịp thoát hàng ở Kháng cự, thì buộc phải tháo chạy ở… HỖ TRỢ!

Bán cổ phiếu sau khi giá Breakouts hỗ trợ
Bán cổ phiếu sau khi giá Breakouts hỗ trợ

Cổ phiếu TCB Giai đoạn tích luỹ kéo dài 1 năm từ tháng 05-2021 tới tháng 03-2022.

Vùng tích luỹ được xác định như sau:

  1. Biên độ: 11.000đ, từ 47.000đ – 58.000đ.
  2. Vùng kháng cự: 56.000 – 58.000đ/cp.
  3. Vùng hỗ trợ: 47.000 – 48.000đ/cp.

Ngày 15/04/2022:

  1. Xuất hiện tín hiệu rất mạnh Phá vỡ hoàn toàn Hỗ trợ 47.000 – 48.000.
  2. Khối lượng bán tăng đột biến tại thời điểm Breakouts.
  3. Các phiên giao dịch sau đó cho tín hiệu tương quan về Giá và Khối lượng như sau: Giá giảm, Khối lượng tăng, Giá tăng – Khối lượng giảm.

Đó là tín hiệu cho chúng ta biết xu hướng tăng đã bị phá vỡ, Xu hướng giảm đang được duy trì. Không nên mua cổ phiếu trong giai đoạn này và không nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu vì giá có thể giảm sâu hơn và chúng ta có thể lỗ nhiều hơn.

2.3 Chờ xác nhận Breakouts

Chờ tín hiệu xác nhận phá vỡ thường được những Nhà giao dịch kiên nhẫn áp dụng, họ muốn chắc chắn và đảm bảo đó là tín hiệu đúng. Nhưng đôi khi, việc chờ đợi sẽ làm họ lỡ chuyến tàu, hoặc lỗ nhiều hơn 1 chút (nếu phá hỗ trợ).

Trong hai minh hoạ với Cổ phiếu SSI và Cổ phiếu TCB phía trên, chúng ta có thể thấy sau khi phá vỡ Hỗ trợ – Kháng cự, giá cổ phiếu tăng luôn hoặc giảm luôn mà không có đợt phục hồi kỹ thuật để kiểm tra lại.

Tuy nhiên, re-test – kiểm tra lại sau khi phá vỡ cũng rất hay xuất hiện trong Phân tích kỹ thuật và đó có thể là một cơ hội lớn, cực kỳ an toàn:

Tín hiệu Re-test - Kiểm tra lại sau khi Breakouts
Tín hiệu Re-test – Kiểm tra lại sau khi Breakouts

Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu DCM với kháng cự mạnh trong vùng giá 14.500 – 16.000đ/cp duy trì trong 3 năm từ 2018 – 2021 đã bị Phá vỡ hoàn toàn.

Ngay sau đó, Giá Cổ phiéu DCM tăng nhẹ rồi sụt giảm về Kiểm tra lại vùng Kháng cự mà nó đã phá trước đó. Vùng này khi được Re-test sẽ được coi như hỗ trợ. Và Giá cổ phiếu DCM kiểm tra lại tới hai lần rồi mới tăng mạnh mẽ sau đó.

Như vậy, khi Retest đảm bảo các yếu tố về Khối lượng và tín hiệu kỹ thuật bị reject ngay tại vùng re-test, chúng ta có quyền tham gia giao dịch với xác suất rất tốt.

Tổng kết

Khi giao dịch Với Hỗ trợ – Kháng cự dựa vào phân tích kỹ thuật, chúng ta nên kết hợp thêm chỉ báo khối lượng để có những quyết định đúng.

Chúng ta sẽ bán cổ phiếu nếu:

  1. Giá tiếp cận kháng cự và bounce – giảm trở lại.
  2. Giá phá vỡ hỗ trợ, khối lượng tăng khi giá giảm.

Chúng ta sẽ mua cổ phiếu nếu:

  1. Giá phá vỡ kháng cự theo hướng tăng, khối lượng tăng.
  2. Giá bounce – tăng tại Hỗ trợ. Khi giá tăng, khối lượng tăng.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

5/5 – (32 bình chọn)

Đặt câu hỏi cho HODL.VN trên một trong các kênh hỗ trợ sau: Zalo | Discord | Telegram | Facebook Group | Youtube

0 trong 36 bài học đã hoàn thành (0%)