Kỹ thuật thực chiến

Đường xu hướng là gì? Cách dùng Trendline dự báo xu hướng giá chứng khoán hiệu quả

1. Đường xu hướng là gì?

Đường xu hướng (Tiếng Anh: Trendline) là một công cụ trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, được sử dụng để xác định và theo dõi xu hướng giá của một cổ phiếu. Đường xu hướng được xác định và vẽ trên biểu đồ giá chứng khoán bằng cách nối các mức đỉnh (giá cao) trong xu hướng giảm hoặc đáy (giá thấp) trong xu hướng tăng.

Các loại đường xu hướng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán
Các loại đường xu hướng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

Đường xu hướng TĂNG: Được xác định và vẽ trên biểu đồ bằng cách nối các ĐÁY cao hơn liên tiếp, cho thấy giá đang trong xu hướng tăng.

Đường xu hướng GIẢM: Được xác định và vẽ bằng cách nối các ĐỈNH thấp hơn liên tiếp, cho thấy giá đang trong xu hướng giảm.

2. Vai trò của Đường Xu Hướng

Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán thực chiến, Đường xu hướng là trường phái phân tích cổ điển và lâu đời nhất có vai trò quan trọng. Nhà đầu tư có thể dùng đường xu hướng để xây dựng hệ thống giao dịch chứng khoán đơn giản nhưng vô cùng khoa học với xác suất cao.

Đường xu hướng (Trendline) là gì trong phân tích chứng khoán?
Đường xu hướng (Trendline) là gì trong phân tích chứng khoán?

Các đường xu hướng có năm vai trò chủ đạo trong phân tích kỹ thuật:

Năm vai trò của đường xu hướng trong phân tích chứng khoán:

  1. Xác định xu hướng thị trường: Đường xu hướng giúp nhà đầu tư nhận biết liệu giá cổ phiếu hoặc tài sản đang trong xu hướng tăng, giảm hay đi ngang. Điều này là cơ sở để xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.
  2. Xác định mức hỗ trợ và kháng cự: Đường xu hướng có thể đóng vai trò như một mức hỗ trợ trong xu hướng tăng và mức kháng cự trong xu hướng giảm. Nhà đầu tư sử dụng các mức này để xác định điểm mua vào hoặc bán ra hợp lý.
  3. Dự báo sự thay đổi xu hướng: Khi giá phá vỡ (breakout) qua đường xu hướng hiện tại, đó có thể là tín hiệu cho thấy xu hướng đang thay đổi. Điều này giúp nhà đầu tư chuẩn bị và điều chỉnh chiến lược giao dịch.
  4. Đánh giá sức mạnh của xu hướng: Độ dốc của đường xu hướng phản ánh mức độ mạnh mẽ của xu hướng hiện tại. Một đường xu hướng dốc đứng cho thấy xu hướng mạnh, trong khi đường xu hướng thoải cho thấy xu hướng yếu hơn.
  5. Hỗ trợ quyết định giao dịch: Kết hợp đường xu hướng với các chỉ báo kỹ thuật khác giúp nhà đầu tư xác định các tín hiệu mua hoặc bán cụ thể, từ đó đưa ra quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả hơn.

Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ từng vai trò để áp dụng cho quá trình đầu tư chứng khoán hiệu quả hơn.

3. Thời gian duy trì xu hướng

Xu hướng giá cổ phiếu khi đã được hình thành sẽ khó bị phá vỡ trong trung và dài hạn. Yếu tố này có thể xem xét, đánh giá và kiểm chứng dễ dàng trên biểu đồ. Để hiểu sâu về quá trình vận hành và duy trì xu hướng, nhà đầu tư nên xem xét kết hợp cùng với kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp trong giai đoạn được đánh giá.

Khi doanh nghiệp Kinh doanh hiệu quả, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn đó.

Khi doanh nghiệp Kinh doanh thua lỗ, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.

Trong một chương của Lý thuyết DOW, chúng ta đã có một khái niệm cơ bản về Thời gian duy trì xu hướng. Một cổ phiếu khi tăng hoặc giảm giá có thể sẽ kéo dài từ 4-6 năm.

Dưới đây, Chúng ta sẽ xem xét hai xu hướng tăng – giảm với thời gian kéo dài lớn và đối chiếu với kết quả kinh doanh.

Xu hướng tăng giá trên Cổ phiếu VCB kéo dài 12 năm:

Xu hướng tăng trên cổ phiếu VCB kéo dài 12 năm từ 2013 - 2024
Xu hướng tăng trên cổ phiếu VCB kéo dài 12 năm từ 2013 – 2024

Giá cổ phiếu VCB đã tăng từ tháng 9/2012 – T9/2024 và chưa có dấu hiệu cho thấy giá sẽ giảm. Trong giai đoạn này, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có kết quả kinh doanh thế nào!?

Cổ phiếu VCB - Biểu đồ doanh thu và Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2013 - 2024
Cổ phiếu VCB – Biểu đồ doanh thu và Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2013 – 2024

4. Cách xác định đường xu hướng

Có hai loại Trendline phổ biến là Đường xu hướng tăng và Đường xu hướng giảm. Dưới đây là cách xác định và vẽ trên biểu đồ kỹ thuật chứng khoán.

4.1. Cách dùng công cụ vẽ đường xu hướng

HODL.VN sẽ dùng biểu đồ giá Cổ phiếu VCB để minh hoạ, vì cổ phiếu này đã tăng trong hơn 10 năm vừa qua. Trên nền tảng phân tích kỹ thuật của Công ty chứng khoán hoặc Fireant, Vietstock, TradingView… bạn sẽ chọn theo thứ tự hướng dẫn dưới đây:

Cách vẽ đường xu hướng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán
Cách vẽ đường xu hướng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán

01 – Chọn khung thời gian: Khung tuần – W

02 – Chọn các Công cụ vẽ: Chọn hình tròn

03 – Dùng hình tròn đánh dấu các vị trí bạn cho rằng đó là các điểm tạo các đáy trung hạn. Các đáy trong xu hướng tăng sẽ có cấu trúc tăng dần. Đáy sau cao hơn đáy trước (Higher Low – HL)

Bây giờ cũng ở khu vực Thanh công cụ, chọn Trendline và dùng các đường Trendline để nối các đáy bạn xác định trước đó lại với nhau.

Cách thêm Trendline vào biểu đồ kỹ thuật giá cổ phiếu
Cách thêm Trendline vào biểu đồ kỹ thuật giá cổ phiếu

Khi nối các đáy lại với nhau, chúng ta sẽ thấy đủ thứ đường xu hướng như ma trận phía trên.

Bạn sẽ thấy có những đường xu hướng không còn giá trị nữa vì nó đã bị phá vỡ. Hoặc các đường xu hướng Giá cổ phiếu liên tục xuyên qua thì nó không còn giá trị nữa. Chú ý vào hai đường:

  1. Trendline 02
  2. Trendline 03
    Hai đường này đã bị phá vỡ hoàn toàn và giá đã – đang biến động phía dưới nó vì vậy nó không còn giá trị nữa. Tôi sẽ loại bỏ nó đi, kết quả như sau:
Lọc và loại bỏ các đường xu hướng không có giá trị
Lọc và loại bỏ các đường xu hướng không có giá trị

Đường xu hướng thứ nhất: Được hình thành ở giai đoạn hình thành xu hướng tăng vì vậy bây giờ nó đã và đang ở rất xa so với gia. Trong trung hạn, chúng ta chưa cần xem xét.

Đường xu hướng 4 và 5: Vẫn còn giá trị và đang gần sát với giá thị trường. Vì vậy khi phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư sẽ có xu hướng giá điều chỉnh giảm về khu vực các đường xu hướng này để tìm cơ hội mua hoặc nâng tỷ trọng.

4.2. Đường xu hướng tăng

Cách xác định đường xu hướng tăng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán là nối các đáy cao dần thành một đường chéo để hình thành một hỗ trợ động giúp nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội mua và nắm giữ cổ phiếu.

Cấu trúc cụ thể đường xu hướng tăng được thể hiện như sau:

Cấu trúc và ý nghĩa đường xu hướng tăng trong phân tích chứng khoán
Cấu trúc và ý nghĩa đường xu hướng tăng trong phân tích chứng khoán

Tại sao nhà đầu tư thực hiện hành động mua vào mỗi khi giá điều chỉnh về đường xu hướng tăng!?

Đường xu hướng tăng sẽ được duy trì khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thuận lợi và tăng trưởng trong chu kỳ 4-10 năm.

Khi doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng đều dẫn tới kết quả là các chỉ số tài chính cũng được cải thiện. Những nền tảng cốt lõi này giúp các tổ chức, nhà đầu tư lớn và thị trường có kỳ vọng tích cực về giá cổ phiếu.

Do quy mô doanh nghiệp tăng nên nhà đầu tư sẽ có xu hướng kỳ vọng giá cổ phiếu duy trì đà tăng để phản ánh đúng với giá trị doanh nghiệp. Vì vậy họ có xu hướng mua thêm, hoặc mua và nắm giữ mỗi khi xuất hiện một đợt điều chỉnh giá giảm khi doanh nghiệp không có dấu hiệu giảm doanh thu và lợi nhuận.

4.3. Đường xu hướng giảm

Cách xác định đường xu hướng giảm đơn giản chỉ là nối các vùng đỉnh giá để tìm hình thành một kháng cự động giảm dần theo thời gian.

Cấu trúc đường xu hướng giảm được thể hiện cơ bản như sau:

Cấu trúc đường xu hướng giảm trong phân tích chứng khoán
Cấu trúc đường xu hướng giảm trong phân tích chứng khoán

Đường xu hướng giảm sẽ được duy trì nếu doanh nghiệp tiếp tục làm ăn thua lỗ hoặc doanh thu sụt giảm mà không được cải thiện.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao đường xu hướng giảm lại được duy trì cùng xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp!?

Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, biểu đồ doanh thu, lợi nhuận, và các chỉ số tài chính đều bị điều chỉnh giảm. Các số liệu này sẽ dẫn tới hậu quả là kỳ vọng từ phía nhà đầu tư vào giá cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ giảm.

Họ sẽ không đặt ra một kỳ vọng xa rời thực tế kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khi giá tiếp cận đường xu hướng giảm và doanh nghiệp không cải thiện kết quả kinh doanh, nhà đầu tư sẽ chủ động chốt lời để hiện thực hoá khoản lợi nhuận từ chênh lệch giá mà không có nhu cầu nhận cổ tức.

Hành động chốt lời sẽ mạnh mẽ hơn nếu lợi nhuận từ chênh lệch giá lớn hơn nhiều lần so với tỷ suất cổ tức mà họ nhận được hoặc vượt qua ngưỡng E/P.

Nội dung độc quyền! Đăng ký Premium đọc trọn nội dung giúp HODL có nguồn lực cung cấp bài học, phân tích chất lượng và đồng hành đầu tư cùng bạn. Xem quyền lợi các gói tại trang Subscribe.

6. Tổng kết trendline

Đường xu hướng, và cả một số mô hình Price Action đã có một lịch sử lâu dài được dùng như các công cụ phân tích kỹ thuật chứng khoán hiệu quả. Từ thời của Charles H. Dow cách đây hơn 1 thế kỷ, Tôi đã thấy Trendline, Double Tops, Double Bottoms xuất hiện trong các bài báo mà ông để lại.

Đường xu hướng tăng được hình thành và duy trì để phản ánh những thành quả doanh nghiệp có được trong quá trình hoạt động thông qua việc tăng quy mô – doanh thu – lợi nhuận để tối ưu khoản tiền đầu tư của cổ đông.

Đường xu hướng giảm sẽ được hình thành và duy trì khi doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Điều này được thể hiện qua doanh thu – lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được so với đồng vốn nhà đầu tư bỏ ra là không tương xứng.

Trong trường hợp bạn còn thắc mắc Đường xu hướng là gì? Cách xác định Trendline và dùng thế nào cho hiệu quả thì phía trên là những kinh nghiệm giao dịch và phân tích mà Tôi có được từ thực tế trong quá trình đầu tư.

Chúc bạn giao dịch thành công!

5/5 – (1 bình chọn)

Đặt câu hỏi cho HODL.VN trên một trong các kênh hỗ trợ sau: Zalo | Discord | Telegram | Facebook Group | Youtube

0 trong 37 bài học đã hoàn thành (0%)