Kỹ thuật thực chiến

Dùng Fibonacci tìm giá cắt lỗ (Stop Loss) và thiết lập giao dịch chứng khoán tốt nhất

Dùng Fibonacci tìm giá Cắt lỗ chứng khoán (Stop Loss) sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn các vùng giá phù hợp để thoát hàng, tránh nguy cơ lỗ sâu hơn hoặc… lỗ ngập mặt.

Những bài đầu tiên trong chuyên đề Fibonacci, chúng ta đã tìm hiểu cách tính toán Fibonacci, tìm điểm mua cổ phiếu với Fibonacci Retracement, tìm điểm chốt lời với fibonacci extension… vậy phải cắt lỗ chứng khoán thế nào là tốt nhất?

Trong quá trình chia sẻ và trò chuyện cũng như chứng kiến tài khoản thực tế của các nhà đầu tư với mức thua lỗ tới 80% – 90% chỉ vì nắm giữ một cổ phiếu, Tôi thấy thật nhói lòng. Ước gì họ có thể mạnh dạn cắt lỗ thì đỡ biết mấy.

Tôi sẽ phân tích kỹ về việc Stop Loss (cắt lỗ) trong chứng khoán ở một bài viết cụ thể trong Khoá học Xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán.

Điều mà tôi có thể chia sẻ trong bài viết này là chúng ta không nên tham gia thị trường mà không biết thời điểm nên rút khỏi thị trường. Thời điểm không chỉ là bối cảnh về không gian – thời gian mà còn về MỨC GIÁ cụ thể nào đó của cổ phiếu.

Khi tới ngưỡng đó buộc chúng ta sẽ phải thoát khỏi thị trường (Exit) đù đó là điều tích cực hay tiêu cực:

  • Chốt lời = Exit tích cực: Bạn kiếm được tiền và giá đạt mục tiêu, bạn chốt lời để biến khoản lợi nhuận thả nổi thành tiền mặt.
  • Cắt lỗ = Exit tiêu cực: Bạn thua lỗ một khoản tiền và giá giảm về vùng bạn không muốn lỗ thêm nữa. Bạn đóng lệnh và cắt khoản thua lỗ thả nổi khỏi tài khoản.

Việc cắt lỗ giúp nhà đầu tư vẫn còn vốn – còn tiền để chờ đợi các cơ hội tiếp theo.

Trong bài học này, Tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách dùng Fibonacci tìm giá cắt lỗ – Stop Loss ngon nhất khi đầu tư chứng khoán với hai mục tiêu: 1: Xác suất chạm Stop Loss thấp nhất và 2: Đạt được tỷ lệ Risk:Reward cho lệnh tốt nhất.

1. Chọn giá cắt lỗ chứng khoán kết hợp Fibonacci và Lý thuyết Dow

Trong bài học về Fibonacci Retracement, chúng ta đã biết ba mốc thoái lui quan trọng của xu hướng là 38.2%, 50.0% và 61.8%. Ba mốc quan trọng theo lý thuyết Dow là 33%, 50%, 66%.

Nếu kết hợp hai yếu tố này, chúng ta sẽ có ngưỡng sâu nhất mà giá chứng khoán có thể thoái lui trước khi quay trở lại xu hướng cũ là 61.8% – 66.0%

Để tránh được một pha Stop Loss chúng ta không nên đặt vùng giá cắt lỗ chứng khoán trong phạm vi hai vùng Fibonacci này

Nội dung độc quyền! Đăng ký Premium đọc trọn nội dung giúp HODL có nguồn lực cung cấp bài học, phân tích chất lượng và đồng hành đầu tư cùng bạn. Xem quyền lợi các gói tại trang Subscribe.

3. Tổng kết

Dùng Fibonacci tìm giá cắt lỗ chứng khoán giúp nhà đầu tư có một con số định lượng để đưa ra quyết định một cách lý trí.

Điểm cắt lỗ có thể kết hợp thêm với các vùng Hỗ trợ – Kháng cự ngang, hoặc các đường trung bình động để có hiệu quả tốt nhất.

Một điểm cắt lỗ cổ phiếu (Stop Loss) là một vùng giá đảm bảo các yếu tố sau:

  1. Mức thua lỗ thấp nhất
  2. Xác suất giá chạm điểm cắt lỗ là thấp nhất

Và hai yếu tố trên phải được kết hợp với nhau. Nhiều nhà đầu tư xác định điểm cắt lỗ mà giá khó chạm tới, nhưng vùng cắt lỗ đó, thì giá cổ phiếu cũng bay màu 60% – 80% thì còn ý nghĩa gì?

Thảo luận thêm tại Kênh Zalo chứng khoán hoặc chuyên sâu tại Discord chứng khoán

Chúc các bạn giao dịch thành công!

5/5 – (13 bình chọn)

Đặt câu hỏi cho HODL.VN trên một trong các kênh hỗ trợ sau: Zalo | Discord | Telegram | Facebook Group | Youtube

0 trong 37 bài học đã hoàn thành (0%)