Kỹ thuật thực chiến

Cách tính giá trị EMA và dùng EMA xác định xu hướng giá cổ phiếu

EMA – Đường trung bình trượt hàm mũ được áp dụng phổ biến trong giao dịch chứng khoán dùng để xác định xu hướng giá cổ phiếu – các loại chỉ số và tài sản có liên quan giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp với bối cảnh thị trường.

Trong bài viết trước về Đường trung bình động giản đơn – Simple Moving Average, chúng ta đã biết, nhược điểm của SMA là phản ứng rất chậm với các biến động của giá.

Bài học tiếp theo trong Khoá học phân tích kỹ thuật chứng khoán thực chiến chúng ta sẽ có một cách khác phản ánh chính xác hơn với các biến động thực tại của thị trường – EMA.

Nên đọc lại: Moving Averages là gì?

1. EMA là gì?

EMA (viết tắt của Exponential Moving Average) đường trung bình trượt hàm mũ là một chỉ báo kỹ thuật giúp các nhà phân tích chứng khoán xác định xu hướng giá chứng khoán – cổ phiếu để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp. Xu hướng giá chứng khoán được coi là tăng nếu thị giá lớn hơn các giá trị EMA. Xu hướng giá chứng khoán được coi là giảm nếu thị giá nhỏ hơn các giá trị EMA.

Nhà đầu tư sẽ tiếp tục nắm giữ vị thế giao dịch nếu xu hướng giá chứng khoán cùng chiều với vị thế giao dịch. Họ sẽ thanh lý hợp đồng nếu xu hướng giá chứng khoán ngược chiều với vị thế giao dịch và chạm vùng cắt lỗ được xác định trước đó.

EMA được tạo ra để giải quyết vấn đề phản ứng chậm với biến động của tỷ giá mà SMA (Simple Moving Average) bị hạn chế.

Biểu đồ EMA phân tích kỹ thuật chứng khoán

Đường trung bình động hàm mũ (EMA) làm giảm độ trễ bằng cách chú trọng nhiều hơn vào các mức giá hiện tại của cổ phiếu. Trọng số được áp dụng cho các mức giá gần đây nhất phụ thuộc vào số chu kỳ (Số ngày, giờ, tuần..). Các đường EMA khác với các đường trung bình động giản đơn vì cách tính toán EMA luôn bao gồm giá của THỰC TẠI – Mức thị giá đang hiển thị của cổ phiếu đang biến động trực tiếp.

2. Cách tính giá trị EMA

Trong phần 02 về cách tính giá trị EMA – Expenential Moving Average, chúng ta sẽ phải tìm hiểu về cách tính toán chính xác ra được EMA, sự thay đổi giá trị trọng số của hệ số nhân và độ chính xác của đường EMA.

2.1 Công thức tính EMA

Cách tính giá trị EMA trong phân tích chứng khoán

  1. Tính giá trị EMA đầu tiên

    Tính đường trung bình động giản đơn SMA cho giá trị EMA ban đầu. Đường trung bình động hàm mũ (EMA) phải bắt đầu từ một vị trí cụ thể trong quá khứ, do đó, đường trung bình động giản đơn SMA được sử dụng như EMA của chu kỳ trước trong lần tính toán đầu tiên.

  2. Tính hệ số nhân K

    Hệ số nhân K được tính theo số chu kỳ N theo công thức: K = 2 ÷(N + 1). Ví dụ: Nếu chu kỳ tính toán giá trị là 10 (EMA10) thì K = 2:(10+1) = 0,1818

  3. Tính giá trị EMA tiếp theo

    Tính Trung bình trượt hàm mũ cho mỗi khoảng thời gian giữa giá trị EMA ban đầu và thời gian hiện tại bằng cách sử dụng giá, số nhân và giá trị EMA của khoảng thời gian trước đó. Công thức tính EMA tiếp theo: EMA [today] = (Price [today] x K) + (EMA [yesterday] x (1 – K))

Các số liệu trong công thứ ở bước thứ 3 được diễn giải như sau:

  • K = 2 ÷(N + 1)
  • N = chu kỳ của EMA (VD: 5 ngày, 10 ngày hoặc 10 giờ, 20 giờ…)
  • Price [today] = Giá đóng cửa của nến hiện tại.
  • EMA [yesterday] = Giá trị EMA của nến trước đó
  • EMA [today] = Giá trị EMA của nến hiện tại
Cách tính giá trị EMA và dùng EMA xác định xu hướng giá cổ phiếu
Cách tính giá trị EMA và dùng EMA xác định xu hướng giá cổ phiếu

Hai cách chọn giá trị EMA đầu tiên:

Cách thứ nhất: Bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo trung bình đơn giản của số cố định đầu tiên (N) và sử dụng giá trị đó để tính toán EMA.

Cách thứ hai: Bạn có thể sử dụng điểm dữ liệu đầu tiên (thường là giá đóng) làm giá trị đầu tiên và sau đó tính toán EMA từ thời điểm đó trở đi.

2.2 Hệ số trọng số của số nhân K

Số nhân K sẽ được tính theo công thức:

K = 2 ÷(N + 1)

Với N = 10 chúng ta sẽ có giá trị K được tính như sau:

K = 2 ÷(N + 1) = 2 ÷(10 + 1) = 0.1818

Đường EMA 10 cũng có thể được gọi là EMA 18.18%.

Đường EMA 20 áp dụng trọng số 9.52%

K = 2 ÷(N + 1) = 2 ÷(20 + 1) = 0.0952

Bảng hệ số K cơ bản cho các chu kỳ phổ biến:

Chu kỳSố nhân KSố nhân K (%)EMA
N = 50.333333.33%EMA5
N = 100.181818.18%EMA10
N = 200.09529.52%EMA20
N = 500.03923.92%EMA50
N = 1000.01981.98%EMA100
N = 2000.01001.00%EMA200

Từ bảng tham số phía trên, chúng ta có thể thấy Hệ số K của chu kỳ (N) dài hơn sẽ nhỏ hơn Hệ số K của chu kỳ (N) ngắn hơn.

Trong thực tế, trọng số K giảm một nửa mỗi khi thời gian trung bình N di chuyển tăng gấp đôi.

Nghĩa là:

N1 < N2 thì K1>K2

N1 = N2/2 thì K1 = 2*K2

Ví dụ: N1 = 10, N2 = 20:

N1 = N2/2 = 20/2 = 10

Nhưng:

K1 = K2*2 = 0.0952*2 = 0.1818

Trong trường hợp bạn muốn sử dụng tỷ lệ phần trăm cụ thể cho EMA, bạn có thể sử dụng công thức này để chuyển đổi nó thành các khoảng thời gian (Period – N) và nhập giá trị đó làm thông số của EMA:

Time Period (N) = (2 / Percentage) – 1

Ví dụ tính chu kỳ cho đường EMA 18.18%

Time Period = (2 / 18.18%) – 1 = 10

Nghĩa là N = 10

2.3. Độ chính xác của EMA

Tôi sẽ tiếp tục sử dụng bảng dữ liệu tính toán SMA cổ phiếu VCB được sử dụng trong bài học trước và thêm vào một cột tính giá trị EMA để chúng ta cùng so sánh giữa dữ liệu và biểu đồ:

Bảng Excel tính giá trị EMA và SMA
Bảng Excel tính giá trị EMA và SMA

Trong bảng tính giá trị EMA5 và SMA5 cổ phiếu VCB phía trên, chúng ta có thể nhận thấy cách tính SMA khá đơn giản. Nó chỉ đơn giản là cộng giá đóng cửa của 5 ngày gần nhất lại, sau đó chia cho 5.

Giá trị EMA đầu tiên (ngày 06/10/2023) được lấy bằng SMA5 của chính ngày 06/10/2023. Giá trị EMA của các ngày tiếp theo được tính theo công thức bình thường.

SMA và EMA trên biểu đồ kỹ thuật chứng khoán

Giá trị EMA hiện tại luôn bao gồm dữ liệu Thị giá hiện tại của cổ phiếu vì vậy nó phản ánh rất sát và vì thế chúng ta có thể thấy EMA luôn bám sát với biểu đồ nến trong khi SMA thì trễ hơn và không bám sát biểu đồ nến. Vì SMA tính hoàn toàn dựa vào dữ liệu của những chu kỳ trước đó không bao gồm thị giá đang biến động tức thì.

3. Cách thêm EMA vào biểu đồ chứng khoán

Cũng như SMA, các bạn chỉ cần biết cách tính EMA để có thể tinh chỉnh các thông số trong nền tảng giao dịch cho phù hợp vì tất cả các nền tảng giao dịch chứng khoán hiện tại đều hỗ trợ bạn tính toán tất cả các con số trên.

Thứ bạn quan tâm chỉ là… CHU KỲ N

Các Brokers chứng khoán đều đang sử dụng thư viện biểu đồ mã nguồn mở của TradingViews, vì vậy cách thêm là giống nhau.

Để thêm EMA trong phân tích kỹ thuật chứng khoán tại các Brokers dùng thư viện biểu đồ mã nguồn mở của TradingView:

Biểu tượng Các chỉ báo -> Tìm kiếm EMA (hoặc Trung bình trượt hàm mũ) -> Bấm chọn

Thêm EMA vào biểu đồ phân tích chứng khoán
Thêm EMA vào biểu đồ phân tích chứng khoán

Các bạn có thể thêm nhiều đường EMA trên cùng một biểu đồ, chỉ cần click liên tục số lần bằng số lượng đường EMA muốn hiển thị trên biểu đồ.

Để điều chỉnh tham số EMA trên biểu đồ kỹ thuật, chỉ cần Click vào biểu tượng cài đặt của EMA mới thêm vào góc trên cùng bên trái của biểu đồ:

Điều chỉnh tham số tính toán EMA trên biểu đồ kỹ thuật
Điều chỉnh tham số tính toán EMA trên biểu đồ kỹ thuật

Một cửa sổ mới sẽ hiện ra cho phép các bạn tinh chỉnh các thông số như sau:

  • Chiều dài – Chu kỳ (N): 10 ngày
  • Nguồn: Đóng cửa (mức giá đóng cửa)

4. Dùng EMA tìm xu hướng giá cổ phiếu

Cũng giống SMA, EMA thường được sử dụng để xác định xu hướng hiện tại của thị trường là tăng, giảm hay đang đi ngang. Tính chất của SMA và EMA là giống nhau hoàn toàn, chỉ khác về cách tính toán giá trị mà thôi.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem lại đôi chút về các đường EMA trong biểu đồ Cổ phiếu FRT

Nội dung độc quyền! Đăng ký Premium đọc trọn nội dung giúp HODL có nguồn lực cung cấp bài học, phân tích chất lượng và đồng hành đầu tư cùng bạn. Xem quyền lợi các gói tại trang Subscribe.

5. Tổng kết

Sở dĩ EMA được sử dụng nhiều hơn là vì EMA tập trung vào dữ liệu hiện tại và nhạy với biến động hiện tại của thị trường hơn. Mà trong giao dịch chứng khoán hiện đại, người ta chú trọng vào những gì đang xảy ra trong HIỆN TẠI hơn, các dữ liệu quá khứ (lịch sử) chỉ là một yếu tố tham khảo thêm mà thôi.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài học về Các đường trung bình động hàm mũ – Exponential Moving Average (EMA) ứng dụng để xác định xu hướng giá chứng khoán.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn kiến thức và có cách nhìn chính xác hơn và ứng dụng tốt hơn trong chiến lược tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

5/5 – (12 bình chọn)

Đặt câu hỏi cho HODL.VN trên một trong các kênh hỗ trợ sau: Zalo | Discord | Telegram | Facebook Group | Youtube

0 trong 37 bài học đã hoàn thành (0%)