Kỹ thuật thực chiến

Sử dụng Đường trung bình động TÌM và đo ĐỘ MẠNH xu hướng giá cổ phiếu

Ứng dụng và có phương pháp sử dụng hiệu quả các đường trung bình động sẽ giúp nhà đầu tư có được hiệu suất đầu tư tốt khi đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sử dụng Moving Averages xác định xu hướng thị trường đã được Tô đề cập tới trong 02 bài viết về các đường SMAEMA.

Tuy nhiên các câu hỏi đặt ra là: Các đường trung bình động có thể là tín hiệu giúp chúng ta biết thời điểm nên mua và nắm giữ cổ phiếu không? Đâu là tín hiệu mà chúng ta nên tiếp tục giữ cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận?…

Wow! Chúng ta sẽ cùng giải quyết các vấn đề đó trong bài học tiếp theo của Khoá học Phân tích Kỹ thuật Chứng khoán thực chiến này.

Bây giờ sẽ bắt đầu để Sử dụng Moving Averages xác định xu hướng thị trường:

Trong bài viết này, Tôi sẽ sử dụng 04 đường EMA chứ không sử dụng SMA. Đó là thói quen sử dụng, các bạn có thể xem xét bài viết: So sánh SMA và EMA. Để tự lựa chọn cho mình một loại đường trung bình động phù hợp cho chiến lược giao dịch của bản thân.

1. Tham số các đường EMA nên sử dụng

Trong bài học về cách ứng dụng EMA này, Tôi sẽ sử dụng năm đường EMA và các chu kỳ được sử dụng như sau:

  • EMA 10
  • EMA 20
  • EMA 50
  • EMA100
  • EMA 200

Ý nghĩa tham số các đường EMA trên từng khung thời gian và áp dụng cho biểu đồ nến được diễn giải như sau:

EMA4 giờ1 ngày1 tuần
EMA10EMA của 10 chu kỳ (10 nến) liên tục
40 giờ = 5 ngày giao dịch
EMA của 10 ngày liên tụcEMA của 10 tuần liên tục = 2.5 tháng
EMA20EMA của 20 chu kỳ (20 nến) liên tục
80 giờ = 10 ngày giao dịch
EMA của 20 ngày liên tụcEMA của 20 tuần liên tục = 5 tháng
EMA50EMA của 50 chu kỳ (50 nến) liên tục
200 giờ = 25 ngày giao dịch
EMA của 50 ngày liên tụcEMA của 50 tuần liên tục = 1 năm
EMA100EMA của 100 chu kỳ (100 nến) liên tục
400 giờ = 50 ngày giao dịch
EMA của 100 ngày liên tụcEMA của 100 tuần liên tục = 2 năm
EMA200EMA của 200 chu kỳ (200 nến) liên tục
800 giờ = 100 ngày giao dịch
EMA của 200 ngày liên tụcEMA của 200 tuần liên tục = 4 năm

Vì thời gian giao dịch chứng khoán tương đối ngắn nên một ngày sẽ chỉ có 02 nến H4 được hình thành và kết thúc vì vậy 10 nến H4 sẽ tương ứng với khoảng thời gian biến động là 5 ngày (10/2).

Số liệu này khác với thị trường ngoại hối và thị trường tương lai vì với các thị trường đặc thù đó thời gian giao dịch là 24/5/286 tức là Thị trường biến động:

  • 24 giờ mỗi ngày
  • 5 ngày mỗi tuần
  • 286 ngày một năm

Với mức biến động 24 giờ mỗi ngày thì trong 1 ngày sẽ hình thành 6 nến H4. Vì vậy khi quy đổi số thời gian cần để biến động và tạo ra EMA10 chúng ta sẽ có 10/6 = 1.66 ngày.

Con số này rất khác biệt với thị trường chứng khoán cơ sở Việt Nam và chúng ta cần lưu tâm.

Tạm kết luận, khi sử dụng EMA trên khung H4 chúng ta sẽ lấy số chu kỳ chia đôi để ra số ngày cần thiết tạo ra một giá trị EMA đầu tiên để tính toán.

Ví dụ:

Muốn có EMA50 trên khung 4 giờ, chúng ta sẽ cần tính giá trị EMA50 đầu tiên theo 2 cách:

  1. Lấy giá đóng cửa của nến thứ 50 trên khung H4
  2. Tính giá trị trung bình động giản đơn theo giá đóng cửa của 50 nến gần nhất

Để có được 50 nến H4 đầu tiên, chúng ta cần số ngày là 50/2 = 25 ngày.

2. Nguyên tắc thứ tự khi áp dụng EMA

Nguyên tắc thứ tự là cách đơn giản nhất để chúng ta xác định xu hướng giá cổ phiếu trong phân tích kỹ thuật. Nhưng khi áp dụng, rất ít người định nghĩa rõ ràng nguyên tắc này và không tuân thủ nguyên tắc này.

Để rõ ràng, Tôi sẽ dùng EMA cho ba trường hợp: Tăng giá – Giảm giá – Tích luỹ như sau:

Moving Averages báo hiệu xu hướng tăng

  1. EMA10
  2. EMA20
  3. EMA50
  4. EMA100
  5. EMA200

Moving Averages báo hiệu TÍCH LUỸ

  1. Các đường EMA liên tục cắt nhau.
  2. Giá biến động trong một khoảng giá
  3. Tích luỹ hình chữ nhật hoặc hình tam giác

Minh hoạ trên chỉ số VNINDEX dưới đây cho giai đoạn từ 2017 – 2020 sẽ cho chúng ta thấy cả ba xu hướng kể trên xuất hiện trên biểu đồ kỹ thuật. Các đường Trung Bình Động cũng cho chúng ta lời khẳng định tương tự:

Nguyên tắc thứ tự xác định xu hướng giá cổ phiếu với EMA
Nguyên tắc thứ tự xác định xu hướng giá cổ phiếu với EMA

Với những tín hiệu rõ ràng như vậy bạn có hai lựa chọn: Tin vào những điều đơn giản đang nhìn thấy hoặc… mất tiền.

3. Dùng EMA tìm tín hiệu mua – bán cổ phiếu

Lý thuyết của việc sử dụng Moving Averages tìm kiếm điểm vào lệnh thích hợp khá mong manh. Tốt nhất, bạn hãy sử dụng các đường MA kết hợp với Fibonacci Retracement hoặc các mức Hỗ trợ – Kháng cự.

Tuy nhiên Ứng dụng Moving Average để tìm kiếm điểm vào lệnh không phải là không thể hoặc khó có điểm vào lệnh tiềm năng.

Nội dung độc quyền! Đăng ký Basic or Premium đọc trọn nội dung giúp HODL có nguồn lực cung cấp bài học, phân tích chất lượng và đồng hành đầu tư cùng bạn. Xem quyền lợi các gói tại trang Subscribe.

5. Lời kết

Sử dụng đường trung bình động một cách linh hoạt sẽ giúp chúng ta có được hiệu quả giao dịch tốt hơn.

Khi dùng các đường EMA hoặc SMA như tín hiệu giao dịch, các tốt nhất là nên thử từng chu kỳ để chọn ra một chu kỳ chính xác và có xác suất tốt nhất, ít bị fakeout nhất.

Nhà đầu tư cũng nên xem xét trên nhiều khung thời gian khác nhau để tìm ra được chu kỳ phù hợp nhất cho giai đoạn bối cảnh thị trường đó.

EMA có thể giúp chúng ta đo độ mạnh xu hướng để hiểu tính chất của từng xu hướng và từ đó có quyết định đúng trong giao dịch.

Trong phần về bối cảnh thị trường, Tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về phương pháp dùng trung bình động để hold vị thế kỹ hơn.

Chúc bạn giao dịch thành công!

5/5 – (14 bình chọn)
0 trong 18 bài học đã hoàn thành (0%)

Tài khoản 0 phí giao dịch