Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược (Inverse Head and Shoulders) là một trong năm mẫu hình biểu đồ giá trong phân tích kỹ thuật quan trọng. Mô hình này giúp nhà đầu tư nhận biệt tiềm năng kết thúc xu hướng giảm giá cổ phiếu và giá sẽ sớm chuyển từ giảm sang tăng.
Ngoài việc ứng dụng để tìm kiếm cơ hội giao dịch, Mẫu hình Vai – Đầu – Vai ngược khi áp dụng trong phân tích giá cổ phiếu còn được sử dụng như một tín hiệu giảm thiểu rủi ro khi đưa ra quyết định đầu tư.
Các nhà đầu tư theo trường phái Price Action sử dụng Mô hình đỉnh đầu – hai vai đảo ngược như chiến lược giao dịch ưa thích của họ.
Bài học này sẽ giúp nhà đầu tư mới nhận dạng – xác định cấu trúc mô hình và tìm thời điểm ra quyết định phù hợp. Tôi cũng sẽ kết hợp thêm yếu tố cơ bản để chúng ta thấy rõ sự tương quan lớn giữa Phân tích Cơ bản – Phân tích kỹ thuật trong Định giá cổ phiếu.
Nội dung bài học
1. Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược là gì?
Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược trong phân tích xu hướng giá cổ phiếu là mẫu hình giá giúp nhà đầu tư xác định sớm tiềm năng đảo chiều xu hướng giá cổ phiếu từ giảm sang tăng. Cấu trúc mô hình gồm bốn thành phần: Vai trái – Đỉnh đầu – Vai phải và đường Neckline đi qua kháng cự hình thành đỉnh đầu. Xu hướng giá cổ phiếu được kỳ vọng sau khi xuất hiện mô hình là Xu hướng giá tăng.
Mô tả cấu Trúc Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược trong phân tích cơ hội chờ mua cổ phiếu:
Vai trái – Left Shoulder: Là đáy thứ nhất cổ phiếu sau đợt giảm mạnh có pha phục hồi về điểm KC1 (Kháng cự #1).
Đỉnh Đầu – Head: Sau pha phục hồi tạo Bull Trap, áp lực bán tiếp tục gia tăng làm giá quay đầu giảm mạnh và phá vỡ đáy được tạo bởi vai trái và giảm sâu hơn tạo một đáy thấp hơn so với Đáy của vai trái. Từ đáy thấp hơn này, giá Cổ phiếu sẽ có đợt phục hồi về phạm vi của khu vực KC1 để tạo KC2. Vùng giá của KC2 nằm trong biên độ 5-7% so với KC1. Thông thường sẽ xuất hiện phân kỳ tăng giá trên RSI khi xuất hiện và hoàn thành đượ 2/3 cấu trúc mô hình.
Vai phải – Right Shoulder: Do xu hướng trước đó là xu hướng giảm vì vậy Kháng cự có xác suất đúng rất cao. Vì vậy KC1 bắt đầu thể hiện vai trò, và áp lực chốt lời xuất hiện bổ sung cho Kháng cự này làm giá quay đầu giảm. Ở lần giảm này, giá sẽ tạo Vai phải và thường vùng giá tạo vai phải sẽ sâu không quá 66% của đợt tăng trước đó. Và vì vậy, Vai phải sẽ không trùng với Đỉnh đầu. Nếu giảm bằng đỉnh đầu thì Mô hình sẽ chuyển qua trạng thái của Double Bottoms – Hai đáy.
Neckline: Là kháng cự mô hình được xác định bằng cách nối một đường xu hướng từ KC1 tới KC2 và kéo dài. Đường viền cổ – Neckline có thể nằm ngang, tăng dần hoặc giảm dần. Theo truyền thống, nếu đường viền cổ tăng dần thì mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược được coi là có khả năng đảo chiều mạnh mẽ hơn là có Neckline có xu hướng giảm dần.
Lưu ý: Mặc dù đường Neckline có xu hướng tăng dần có khả năng đảo chiều mạnh hơn, nhưng tôi thích giao dịch với Mô hình nến Vai – Đầu – Vai ngược có Neckline nằm ngang hoặc giảm dần. Theo kinh nghiệm của tôi, các mẫu có Neckline nằm ngang hoặc giảm dần sẽ có tỷ lệ Risk:Reward tốt hơn. Hay vùng Take Profit lớn hơn vùng Stop Loss rất nhiều so với truyền thống.
5. Tổng kết
Mô hình Vai – Đầu – Vai ngược là một mô hình nến báo hiệu đảo chiều giá từ giảm sang tăng vô cùng mạnh mẽ. Mô hình sẽ giúp nhà đầu tư có tỷ lệ rủi ro thấp hơn và lợi nhuận cao hơn rất nhiều.
Mẫu hình đỉnh đầu, hai vai đảo ngược có thể xuất hiện trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm. Nhà đầu tư nên quan sát thật kỹ để áp dụng đúng.
Vai – Đầu – Vai ngược cũng là mô hình có xác suất tốt nhất trong 10 mô hình giá được Tôi áp dụng cho phân tích kỹ thuật và các chiến lược chờ mua cổ phiếu trong suốt 8 năm giao dịch!