Price Action Chứng khoán

Mô hình Nến Búa – Nến Hammer

Mô hình Nến BúaNến Hammer là một tín hiệu Nến đảo chiều mạnh mẽ báo hiệu giá cổ phiếu có thể sớm kết thúc đợt giảm để tăng giá trở lại. Cùng với Nến nhấn chìm tăngNến sao mai, Nến Búa (Hammer) là tam tấu cực mạnh mẽ giúp nhà đầu tư nhìn nhận tín hiệu thị trường tốt hơn.

Tiếp theo chuyên đề về Các Mô hình biểu đồ nến Nhật báo hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng từ Khoá học Price Action chứng khoán, tôi sẽ chia sẻ với các bạn mô hình thứ ba rất quan trọng này.

Trong phần sau, bạn sẽ thấy mô hình đảo ngược của nến búa là nến sao băng (shooting star).

1. Mô hình Nến Búa (Hammer) là gì?

Mô hình Nến Búa – Nến Hammer là mô hình Price Action nến Nhật đảo chiều có phần thân nến chỉ bằng 1/3 chiều dài toàn bộ nến. Nến Búa thường xuất hiện ở Hỗ trợ của xu hướng tăng, đường xu hướng tăng hoặc cuối một xu hướng giảm để báo hiệu khả năng thị trường đã kết thúc điều chỉnh hoặc kết thúc một xu hướng giảm giá để đảo chiều sang tăng giá.

Mô hình nến Hammer là một dạng nến đặc biệt với đặc điểm nhận dạng:

  • Là mô hình nến đơn chỉ bao gồm một nến duy nhất
  • Có thể là nến Bullish Hammer hoặc Bearish Hammer
  • Có bóng nến ở phía dưới dài hơn phần thân nến thực.
  • Bóng nến phải dài ít nhất gấp 2 lần thân nến thực.
  • Râu nến phía trên rất nhỏ, hoặc không có.

2. Tâm lý thị trường đằng sau Nến Búa

Giống như Shooting Star, Nến Hammer thể hiện sự từ chối giá khá mạnh của thị trường. Sau một đợt sụt giảm dài hoặc một đợt điều chỉnh giá mạnh, tín hiệu chốt lời cùng với sự tham gia thị trường của phe Bull làm giá không thể giảm sâu hơn được nữa và quay trở lại để tạo ra hình thái nến Hammer.

Trong thị trường chứng khoán, Nến Búa xuất hiện cho thấy các khả năng sau:

  • Nhà đầu tư lỡ bán giá thấp trong khi không có ai bán, ngay lập tức giá quay trở lại hoặc vượt tham chiếu tạo ra bóng nến.
  • Thanh khoản tại thời điểm diễn ra nến Hammer thấp hơn vì không còn có lượng bán đáng kể khiến lượng mua cũng không được nhiều
  • Lượng mua chủ động xuất hiện tại vùng giá này

Lưu ý: Đừng nhầm lẫn Nến Hammer với Nến Dragonfly Doji. Vì nến Hammer có thân nến lớn hơn. Còn nến Dragonfly Doji thì mức giá mở cửa và giá đóng cửa gần như là bằng nhau.

3. Thời điểm xuất hiện Nến Búa (Hammer) chính xác cao

Nội dung độc quyền! Đăng ký Premium đọc trọn nội dung giúp HODL có nguồn lực cung cấp bài học, phân tích chất lượng và đồng hành đầu tư cùng bạn. Xem quyền lợi các gói tại trang Subscribe.

7. Khung thời gian với xác suất tốt nhất

Khi giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nến Hammer có độ chính xác rất cao trong ba khung thời gian chính:

  • Khung Daily – Hàng ngày: Độ chính xác vừa phải
  • Khung Weekly – Hàng tuần: Độ chính xác cao
  • Khung Monthly – Hàng tháng: Độ chính xác rất cao

Tôi đã quan sát, backtest và thực chiến, thống kê và phân tích rất nhiều với cả ba khung thời gian này trước khi đưa ra kết luận phía trên.

8. Tổng kết

Mô hình Nến Búa (Hammer) xuất hiện thường xuyên ở hầu hết các khung thời gian trên biểu đồ kỹ thuật. Mô hình này rất dễ nhầm lẫn với Nến Doji chuồn chuồn gây ra hậu quả tai hại.

Nến Doji chuồn chuồn có giá Đóng – Mở cửa gần bằng nhau trong khi nến Hammer có giá đóng – mở cửa cách xa nhau để tạo 1 thân nến hoàn chỉnh.

Do tần suất xuất hiện nhiều nên độ chính xác của Mô hình này cũng kém hơn so với Bullish Engulfing và Morning Star. Trong một số trường hợp, Hammer sẽ bổ sung, hoàn thiện và giúp Morning Star mạnh hơn (Hammer là nến thứ 2 trong cụm nến).

Nếu mới tìm hiểu về price action trên thị trường chứng khoán và muốn áp dụng nến búa để tìm điểm chờ mua, Tôi cho rằng nhà đầu tư chỉ nên xác định trên khung tuần.

Chúc các bạn có những giao dịch thành công!

5/5 – (10 bình chọn)

Tài khoản 0 phí giao dịch