Mô hình 3 nến Sao mai – Morning Star là một trong những mô hình nến Nhật đảo chiều rất mạnh báo hiệu xu hướng giảm giá có tiềm năng sớm kết thúc.
Trong chuyên đề tìm hiểu cách nhận dạng và giao dịch với các cụm mô hình báo hiệu đảo chiều giá từ giảm sang tăng, chúng ta sẽ tìm hiểu các mô hình price action nhỏ bao gồm Bullish Engulfing, Morning Star và Nến Hammer.
Xét về tần suất xuất hiện trong suốt quá trình giao dịch, Tôi nhận thấy mức độ và tần suất xuất hiện các mô hình được sắp xếp như sau:
- Nến hammer – Nến búa
- Nến Morning Star – Nến Sao mai
- Nến Bullish Engulfing – Nến nhấn chìm tăng giá.
Xét về xác suất đúng thì Nhấn chìm tăng đứng đầu sau đó là Morning Star, nến Hammer có xác suất đúng đứng thứ ba trong danh sách.
Bài học thứ hai trong khoá Price Action chứng khoán thực chiến, chúng ta sẽ học cách nhận dạng và giao dịch với cụm ban Nến Sao mai – Morning Star.
Nội dung
- 1. Mô hình nến Sao mai – Morning Star là gì?
- 2. Tâm lý thị trường khi xuất hiện cụm nến Morning Star
- 3. Vị trí xuất hiện nến Morning Star xác suất cao
- 4. Cách giao dịch với Nến Morning Star
- 5. Thực chiến với nến Morning Star
- 6. Bộ lọc giúp cụm nến sao mai có xác suất cao hơn
- 7. Tổng kết về mô hình nến Morning Star
1. Mô hình nến Sao mai – Morning Star là gì?
Mô hình nến Sao mai – Morning Star là cụm ba nến Nhật báo hiệu đợt giảm giá có tiềm năng sớm kết thúc, xu hướng tăng giá sẽ sớm xuất hiện. Nến morning star thường xuất hiện ở hỗ trợ quan trọng hoặc tại các đường xu hướng tăng và trở thành tín hiệu xác nhận giúp nhà đầu tư biết thời điểm tham gia thị trường với các vùng giá chính xác.
Cấu trúc nhận dạng Mô hình nến Sao mai – Morning Star bao gồm ba nến:
- Nến thứ nhất: Là nến Bearish – giảm giá rất mạnh
- Nến thứ hai: Là nến Doji hoặc Spinning với thân nến rất nhỏ kết hợp với bóng nến dài (hoặc thân nhỏ, không có bóng nến)
- Nến thứ ba: Là nến tăng giá với mức giá đóng cửa nằm trên ngưỡng 50% thân nến thứ nhất
2. Tâm lý thị trường khi xuất hiện cụm nến Morning Star
Tâm lý thị trường khi xuất hiện cụm Nến Sao mai – Morning Star được mô tả làm ba bước theo từng nến trong cụm mô hình:
Nến thứ nhất: Thị trường hoảng loạn và bán rất mạnh mẽ khiến giá cổ phiếu giảm sâu. Đây là lý do có một nến Bearish giảm giá mạnh mẽ đến vậy.
Nến thứ hai: Sau một ngày hoảng loạn, thị trường bình tĩnh lại để đánh giác về hành động diễn ra trước đó hành động bán không còn. Ở chiều ngược lại, phe mua cũng tiếp tục chờ đợi xem sau một ngày điên cuồng, phe bán đã bình tĩnh trở lại hay chưa. Đó là nguyên nhân tạo ra một nến Doji hoặc Spinning. Bản chất của loại hình nến này phản ánh thanh khoản rất thấp của thị trường.
Nến thứ ba: Phe mua nhập cuộc bình tĩnh giao dịch và chờ đợi phản ứng của phe Bán. Khi phe bán không tăng khối lượng và cố gắng để bán cổ phiếu họ đang nắm giữ thì giá sẽ không giảm sâu nữa. Kết quả là phe mua thắng thế và tăng vượt ngưỡng 50% lực bán của nến thứ nhất.
Khi bến bán từ bỏ hoặc đã không còn hàng để bán, phe mua nhập cuộc đó là thời điểm giá có thể tăng trở lại.
3. Vị trí xuất hiện nến Morning Star xác suất cao
7. Tổng kết về mô hình nến Morning Star
Với Mô hình nến Morning Star chúng ta phải lưu ý rằng:
Xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm giá mạnh: Báo hiệu khả năng điều chỉnh hoặc đảo chiều xu hướng.
Xuất hiện ở đáy đợt điều chỉnh của xu hướng tăng: Báo hiệu khả năng kết thúc điều chỉnh để tiếp diễn xu hướng tăng.
Morning Star là tín thiệu đảo chiều mạnh từ Giảm giá sang tăng giá.
Cuối cùng, Bạn cần quan sát kỹ và kết hợp thêm với các công cụ khác như khối lượng giao dịch, Hỗ trợ, Fibonacci để lọc thêm cho mô hình.
Việc theo dõi, ghi nhật ký giao dịch và thống kê tần suất – xác suất với cụm Mô hình ba nến Morning Star rất quan trọng, đừng bỏ qua bước này.
Lý thuyết là của chung, nhưng điểm vào lệnh lại mang tính cá nhân hoá rất cao mà không ai có thể chia sẻ giúp bạn được.
Chúc bạn thành công!