Mô hình hai đáy – Double Bottoms là mô hình Price Action chứng khoán báo hiệu tiềm năng đảo chiều xu hướng giá cổ phiếu từ giảm sang tăng mạnh mẽ.
Khi ứng dụng trên thị trường chứng khoán, Mô hình hai đáy là tín hiệu giúp nhà đầu tư biết họ không nên tiếp tục bán cổ phiếu mà nên chờ đợi giá phục hồi hoặc tìm kiếm cơ hội để tham gia a và… tiếp tục chờ đợi.
Trong suốt hơn 8 năm giao dịch, Tôi luôn chọn Double Bottoms – Hai đáy là một trong 10 mô hình quan trọng nhất trong hệ thống giao dịch. Cùng với kinh nghiệm thực chiến, Tôi hi vọng rằng những chia sẻ trong bài học quan trọng này sẽ giúp nhà đầu tư có thêm công cụ để xác định xu hướng giá thị trường.
Nội dung
1. Mô hình hai đáy là gì?
Mô hình hai đáy – Double Bottoms là mô hình giá Price Action quan trọng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán với cấu trúc bao gồm Hai đáy, đỉnh trung tâm và một đường xu hướng đi qua đỉnh trung tâm. Mô hình Hai đáy giúp nhà đầu tư dự báo xu hướng giá của thị trường có thể kết thúc đợt giảm để bắt đầu tăng trở lại.
Theo kinh nghiệm thực chiến với mô hình hai đáy trong giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam, mô hình cho tín hiệu và có xu hướng kéo dài trong trung và dài hạn không phải mô hình hỗ trợ giao dịch ngắn hạn.
Xem Mô hình hai đáy trên biểu đồ kỹ thuật giá cổ phiếu TCB dưới đây (Hình minh hoạ 1.1) :
Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu TCB khung 4 giờ cho thấy tín hiệu hai đáy với đầy đủ các thông số cơ bản bao gồm:
- Đáy thứ nhất và đáy thứ hai tương tự chữ W
- Đỉnh trung tâm hình thành từ đợt phục hồi sau khi tạo đáy thứ nhất và trở thành kháng cự ngắn hạn.
- Xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm mạnh
Có hai dạng phổ bến khi xuất hiện Hai đáy:
- Đáy thứ hai cao hơn đáy thứ nhất
- Đáy thứ hai thấp hơn đáy thứ nhất
Tín hiệu hai đáy báo hiệu tiềm năng xu hướng giảm có thể kết thúc và thị trường sẽ sớm đảo chiều từ giảm sang tăng.
Sau đó, giá cổ phiếu TCB đã tăng phá vỡ đỉnh trung tâm, tích luỹ ngay phía trên đỉnh trung tâm của mô hình và tạo nền hỗ trợ để tiếp tục tăng.
Ở đáy thứ nhất, tín hiệu nến búa – Bullish Hammer xuất hiện báo hiệu đợt giảm mạnh đã chấm dứt. Đáy thứ hai xuất hiện cụm Bullish Percing Line xác nhận hỗ trợ bởi đáy 1 không bị phá vỡ, nhu cầu bắt đáy gia tăng.
2. Tâm lý thị trường khi có Double Bottoms
Tiếp tục quan sát và phân tích biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu TCB (Hình minh hoạ 2.1) với việc thêm vào hai chỉ báo: Khối lượng và Khối lượng ròng:
Trước khi hình thành đáy thứ nhất, chúng ta sẽ quan sát thấy Cụm ba nến Morning Star xuất hiện. Thị trường phục hồi nhẹ với cú bắt đáy rất mãnh liệt. Nhưng áp lực hoảng sợ là nguyên vẹn làm giá cổ phiếu không tăng mạnh được. Đây là giai đoạn xảy ra các sự kiện quan trọng sau ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu – chứng khoán nói chung và các cổ phiếu ngân hàng nói riêng:
- Bê bối trên thị trường trái phiếu từ vụ án FLC, Tân Hoàng Minh…
- Vụ SCB và Vạn Thịnh Phát câu kết để huy động vốn qua trái phiếu
Chính việc này khiến pha bắt đáy và xuất hiện Morning Star không được duy trì, cú phục hồi là một cú lừa điển hình của hiện tượng Dead Cat Bounce – Cú nảy mèo chết. Giá tiếp tục quay đầu giảm mạnh. Đây là tâm lý hoảng sợ điển hình của thị trường.
Một điểm nữa dẫn tới các cú giảm sâu là vì tâm lý càng giữ càng lỗ, khiến xu hướng giảm tiếp tục được duy trì vì nhà đầu tư bắt đầu chấp nhận bán cắt lỗ để… không lỗ thêm.
Ở thời điểm tạo đáy thứ nhất và đáy thứ hai, các quyết sách sau đã phần nào xoa dịu thị trường giúp thị trường không giảm sâu hơn để phục hồi trở lại:
- Cam kết duy trì sự ổn định của các ngân hàng từ phía ngân hàng nhà nước.
- Tăng lãi suất huy động để dòng vốn không bị rút mạnh khỏi ngân hàng. Ngược lại làm dòng tiền gửi ngân hàng tăng chứ không giảm.
Đây có thể được coi là liều biệt dược cứu ngân hàng. Giá bắt đầu phục hồi tới đỉnh trung tâm, chính là vùng Dead Cat Bouce trước đó và sụt giảm. Lần này, giá quay về kiểm định hỗ trợ được tạo bởi đáy thứ nhất và xuất hiện cụm Bullish Piercing Line xác nhận hỗ trợ quan trọng và tăng mạnh trở lại.
3. Cấu trúc mô hình hai đáy
7. Tín hiệu giúp Mô hình hai đáy có xác suất cao hơn
Để xác nhận mô hình hai đáy hiệu quả với xác suất cao hơn có ba phương pháp. Phương pháp thứ nhất sẽ xác định theo chu kỳ giá được đề cập phía trên. Hai phương pháp còn lại có thể sử dụng thêm RSI và MACD kết hợp để tìm ra sự phân kỳ giữa Biểu đồ giá và biểu đồ chỉ báo.
7.1 Kết hợp tín hiệu Phân kỳ trên chỉ báo RSI
Phân kỳ là là thuật ngữ giải thích cho hai tín hiệu đối lập tại cùng một thời điểm. Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán thực chiến, Phân kỳ trên chỉ báo RSI được hiểu là sự đối lập trong việc thể hiện hình thái biểu đồ giá và biểu đồ chỉ báo RSI.
Cụ thể trong trường hợp mô hình hai đáy:
- Biểu đồ giá báo hiệu đáy thứ hai ngang bằng hoặc THẤP HƠN đáy thứ nhất.
- Biểu đồ chỉ báo RSI báo hiệu đáy thứ hai ngang bằng hoặc CAO HƠN đáy thứ nhất
Tôi sử dụng biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu CTS trong minh hoạ 7.1 khi thêm vào chỉ báo RSI bạn sẽ thấy rõ sự phân kỳ giữa biểu đồ giá cổ phiếu CTS và biểu đồ kỹ thuật RSI.
7.2 Kết hợp tín hiệu Phân kỳ trên chỉ báo MACD
MACD (Trung bình động hội tụ – phân kỳ) cũng cho tín hiệu tương tự như RSI nhưng cách thể hiện khác nhau.
Trong bài học cách sử dụng MACD chúng ta sẽ tìm hiểu ba kiểu phân kỳ của chỉ báo này sau. Trong nội dung khoá học Price Action, chúng ta sẽ xem xét Kiểu phân kỳ thứ hai: Phân kỳ giữa biểu đồ giá và tín hiệu giao cắt giữa MACD Line và MACD Signal.
Khi đường MACD cắt lên đường Signal, chúng ta sẽ có một điểm giao cắt. Đường thẳng đi qua hai điểm giao cắt với tính chất tương tự sẽ được sử dụng để tìm kiếm sự phân kỳ.
Minh hoạ 7.2 cho chúng ta thấy:
- Biểu đồ giá báo hiệu đáy thứ hai ngang bằng hoặc THẤP HƠN đáy thứ nhất.
- Giao điểm thứ hai của MACD và đường Signal CAO HƠN giao điểm thứ nhất.
Đó là hiện tượng phân kỳ thứ hai thể hiện sự khác biệt giữa biểu đồ giá cổ phiếu và biểu đồ chỉ báo MACD.
Một cách khác là sự phân kỳ giữa hai đáy của biểu đồ Hisogram (các cột) trên MACD được thể hiện phía trên.
8. Tổng kết
Mô hình hai đáy (double bottoms) áp dụng rất hiệu quả trong phân tích kỹ thuật chứng khoán thực chiến. Mô hình này có thể được sử dụng như một hệ thống giao dịch độc lập khi kết hợp thêm với RSI và MACD để xác nhận rõ ràng hơn về đợt đảo chiều xu hướng.
Các Mô hình Price Action sẽ hoạt động tốt nếu có sự hỗ trợ thêm từ kết quả kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, bối cảnh thị trường chứng khoán với các điều kiện tích cực cũng là tín hiệu hỗ trợ để mô hình này có xác suất cao hơn.
Chúc các bạn giao dịch thành công!