Chứng khoán cơ bản

Kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán thế nào?

Kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán thế nào? Lợi nhuận từ các khoản đầu tư chứng khoán đến từ đâu và ai sẽ là người trả các khoản lợi nhuận đấy cho nhà đầu tư?

Có khá nhiều câu hỏi người mới đặt ra dành cho khoản lợi nhuận từ giao dịch chứng khoán đặc biệt là chứng khoán cơ sở Việt Nam.

Trong bài viết này, Tôi sẽ chia sẻ với các bạn các góc nhìn thực tế cho vấn đề kiếm tiền tư giao dịch chứng khoán để bạn có thể hiểu hơn về thị trường.

1. Giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam có phải lừa đảo không?

Giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam là một hình thức đầu tư tài chính hợp pháp được pháp luật bảo hộ thông qua Luật đầu tư chứng khoán, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các thông tư – nghị định có liên quan.

Chứng khoán được coi là một loại tài sản hợp pháp. Nhà đầu tư đồng thời phải chịu các nghĩa vụ thuế trên các khoản đầu tư và lợi nhuận kiếm được theo quy định của pháp luật việt Nam.

2. Các loại chứng khoán tại Việt Nam

Thông thường chứng khoán gồm 3 loại cơ bản là:

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ đề cập tới loại chứng khoán đầu tiên – Chứng khoán vốn – Cổ phiếu.

3. Kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán thế nào?

Kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán thế nào?
Kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán thế nào?

Khi tham gia thị trường chứng khoán cơ sở Việt Nam, có hai cách để kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán:

  • Hưởng chênh lệch giá (giữa giá mua và giá bán)
  • Hưởng cổ tức (Bằng tiền mặt, hoặc bằng cổ phiếu)

3.1. Kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán qua chênh lệch giá

Với các nhà đầu tư kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán qua chênh lệch giá, lợi nhuận sẽ được tính bằng công thức sau:

Lãi/Lỗ = (Giá bán – Giá mua) x Số lượng cổ phiếu – (Thuế + Phí mua cổ phiếu + Phí bán cổ phiếu + Phí chuyển tiền)

Trong đó:

  • Giá bán: Giá của cổ phiếu tại thời điểm bạn muốn bán
  • Giá mua: Giá vốn bạn mua mỗi cổ phiếu
  • Số lượng cổ phiếu: Tổng khối lượng cổ phiếu bạn muốn bán
  • Thuế: 0.1% giá trị giao dịch, chỉ áp dụng với giao dịch bán (theo quy định pháp luật)
  • Phí mua cổ phiếu: Phí mà các công ty chứng khoán thu khi bạn mua chứng khoán, từ 0.15% – 0.35%
  • Phí bán cổ phiếu: Phí mà các công ty chứng khoán thu khi bạn bán chứng khoán, từ 0.15% – 0.35%
  • Phí chuyển tiền: Một số công ty chứng khoán thu phí chuyển tiền khi bạn muốn rút tiền về tài khoản ngân hàng.

Ví dụ:

  • Số lượng cổ phiếu mua vào: 10.000 cổ phiếu
  • Giá mua vào: 15.000đ/cổ phiếu
  • Giá bán ra: 56.000đ/cp
  • Thuế: 0.1% với giao dịch bán
  • Phí giao dịch: 0.15% giá trị giao dịch
  • Phí chuyển tiền liên ngân hàng: 20.000đ/lần chuyển
Kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán qua chênh lệch giá
Kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán qua chênh lệch giá

Khi đó, các dữ liệu sẽ được tính như sau:

Phí giao dịch mua = 10.000 x 15.000 x 0.15% = 225.000đ

Phí giao dịch bán = 10.000 x 56.000 x 0.15% = 840.000đ

Thuế = 10.000 x 56.000 x 0.1% = 560.000đ

Lợi nhuận thu được sẽ là:

Lợi nhuận = (56.000 – 15.000) x 10.000 – (225.000+840.000+560.000+20.000) = 480.355.000đ

3.2. Kiếm tiền từ chứng khoán qua cổ tức

Kiếm tiền từ chứng khoán qua cổ tức là một hình thức đầu tư thực sự và mang ý nghĩa trong dài hạn.

Các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu với hi vọng công ty làm ăn phát đạt, có lợi nhuận và sau đó sẽ tiến hành chia cổ tức.

Ở Việt Nam thường các công ty nếu làm ăn có lời sẽ quyết định chia cổ tức sau 1 năm hoạt động. Và có ha hình thức chia cổ tức là Trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Với hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt thì lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán được tính như sau:

Ví dụ:

  • Số lượng cổ phiếu nắm giữ: 10.000 cổ phiếu
  • Công ty quyết định chi trả 2.000đ/cổ phiếu

Cổ tức = 10.000 x 2.000 = 200.000.000đ

Kiếm tiền từ chứng khoán nhờ cổ tức được chia
Kiếm tiền từ chứng khoán nhờ cổ tức được chia

3.3. Kiếm tiền từ môi giới chứng khoán

Cách thứ ba và cũng rất phổ biến là Kiếm tiền từ thị trường chứng khoán qua hoạt động môi giới chứng khoán. Để làm được việc này, bạn sẽ cần làm một trong hai việc sau:

  1. Nộp đơn làm môi giới cho một công ty chứng khoán chuyên nghiệp.
  2. Trở thành môi giới chứng khoán tự do qua chương trình Partner của các Broker chứng khoán.

Cả hai hoạt động này đều sẽ nhận được một khoản phí hoa hồng rất nhỏ thường là 0.05% trên tổng số giao dịch của khách hàng tuỳ vào từng chính sách của mỗi Brokers.

4. Có kiếm được tiền từ giao dịch chứng khoán khi thị trường giảm giá không?

Hiện tại thì KHÔNG!

Để có thể kiếm được tiền từ giao dịch chứng khoán khi thị trường giảm giá, các nhà hoạch định chính sách phải cho phép BÁN KHỐNG và các Công ty chứng khoán thành viên phải triển khai tính năng này.

Hiện tại ở thị trường Việt Nam, T+0BÁN KHỐNG là chưa khả dụng vì vậy không thể kiếm được tiền trong thị trường giảm giá. Nếu bạn muốn kiếm tiền ở cả hai chiều của thị trường, bạn cần tham gia chứng khoán phái sinh và giao dịch các hợp đồng phái sinh ngay tại Broker chứng khoán.

Đó là một bất cập và rủi ro thực sự lớn với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cơ sở.

Ví dụ:

Giai đoạn 2018 – 2020 là Bear Market – Thị trường giảm giá, tuy nhiên để kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn này, nhà đầu tư tại Việt Nam vẫn phải cố gắng tìm kiếm cơ hội mua và thoát rất nhanh bất chấp thị trường đang giảm giá mãnh liệt.

Bản chất thị trường Gấu - Bear Market
Bản chất thị trường Gấu – Bear Market

Vì không còn cách nào khác cả!

5. Giao dịch chứng khoán có nguy cơ cháy tài khoản không?

Giao dịch chứng khoán cơ sở Việt Nam có nguy cơ cháy tài khoản không?

Câu trả lời là có. Thị trường chứng khoán cơ sở Việt nam nếu sử dụng tài khoản ký quỹ hoàn toàn có thể dẫn tới nguy cơ cháy tài khoản.

Một trong các trường hợp điển hình mà 11 công ty chứng khoán ở Việt Nam cũng dính vạ lây đó chính là cổ phiếu FTM của công ty Đức Quân.

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong một bài viết khác.

6. Lời kết

Kiếm tiền từ giao dịch chứng khoán là một hình thức đầu tư tài chính hiệu quả và nếu được thực hiện trên thị trường chứng khoán cơ sở Việt Nam thì hoàn toàn được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên, kiếm tiền là một chuyện, kiếm được lợi nhuận bền vững lại là một câu chuyện khác.

Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ, có lựa chọn đúng và luôn biết cắt lỗ phù hợp thì mới có thể bảo vệ được tài sản – nguồn vốn để đầu tư dài hạn

Chúc các bạn giao dịch thành công!

5/5 – (21 bình chọn)
0 trong 17 bài học đã hoàn thành (0%)

Tài khoản 0 phí giao dịch